Hiển thị các bài đăng có nhãn Chụp phong cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chụp phong cảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Khi sử dụng chụp ảnh EOS M3 hay bất cứ dòng nào đi nữa, thì trên mỏi dòng máy điều có cách sử dụng và các chế độ khác nhau, để sự dụng tốt thì phải hiểu và vận dụng chính xác những chế độ trên máy đã hỗ trợ cộng thêm kinh nghiệm của bản thân mà có thể áp dụng một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẻ hướng dẩn thêm cho bạn kinh nghiệm sử dụng dòng máy ảnh Canon EOS M3 để chụp phong cảnh một cách tốt nhất.


Khi sử dụng EOS M3 ở ngoài trời, ánh nắng sáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của màn hình LCD phía sau. Sử dụng khung ngắm EVF gắn ngoài có thể giúp khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, các chức năng chẳng hạn như bánh xe bù phơi sáng vận hành giống như các chức năng của máy ảnh DSLR, nhờ đó cho phép bạn có thể chụp ảnh phong cảnh thực sự. Trong bài viết này, các bạn sẽ được hướng dẫn cách chụp cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dùng một số chức năng chuyên nghiệp của EOS M3.

Chụp cảnh một đồng hoa mênh mông với sự cân bằng tốt
Hiển thị khung lưới và lập bố cục dựa trên Quy Tắc Phần Ba

Khi bạn thấy một cánh đồng hoa cải dầu màu vàng bát ngát phía trước, bạn có thể lúng túng với cách chụp cảnh này. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn có thể thực hiện là chọn một bông hoa có cánh hoa đẹp trong số những bông hoa cao. Dùng bông hoa đó làm chủ đề chính, và đặt máy ảnh sao cho ánh nắng có vẻ chiếu từ một góc xiên. Cài đặt lưới trong thiết lập hiển thị thành [Grid 1 (Lưới 1)] và nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới trên màn hình LCD phía sau.



EOS M3/ EF-M22mm f/2.0 STM/22mm (tương đương 35mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/2, 1/4,000 giây, EV+0,3)/ ISO 200/WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Xem sản phẩm: Máy ảnh Canon EOS M3 + Kit EF-M 15-45MM F3.5-6.3 IS STM
Trong ảnh bên trên, chủ đề chính được đặt ở giao điểm của lưới để có được sự cân bằng tốt theo Quy Tắc Phần Ba. Giá trị khẩu độ được cài đặt thành mức tối đa là f/2 và khoảng cách lấy nét được duy trì ở mức tối thiểu là 15cm để có được sự biểu đạt mịn màng với hiệu ứng bokeh lớn.

[Cách thức chụp]
Tìm một bông hoa mọc cao trong luống hoa.
Lắp ống kính có khẩu độ lớn vào máy ảnh.
Hiển thị lưới 3×3, và sử dụng nó để xác định vị trí của các bông hoa cải dầu.
Đến gần đối tượng và chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính.

Cách hiển thị lưới



 

Ở [Shooting information display (Hiển thị thông tin chụp)] trong Shooting Tab 1 của màn hình trình đơn, cài đặt [Grid (Lưới)] thành [Grid 1 (Lưới 1)]. Nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới.


Đặt đối tượng chính ở giao điểm của lưới 3×3
Bạn có thể làm cho ảnh trông ổn định hơn bằng cách đặt những bông hoa cải dầu ở giao điểm của lưới 3×3.

Vị trí của đối tượng sẽ không chính xác nếu bạn không sử dụng lưới






Nếu bạn chụp không có lưới, đối tượng chính có thể được chụp ở vị trí không thích hợp, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ảnh.





 Ống kính được sử dụng EF-M22mm f/2.0 STM

Giảm mất chi tiết màu trắng và mất chi tiết vùng tối để làm nổi bật chi tiết
+ Cài đặt Auto Lighting Optimizer thành [Strong (Mạnh)]

Vì sự hình thành địa chất dạng đường hầm, có sự chênh lệch rất lớn về độ sáng trong hang. Do đó ở đây tôi sử dụng thiết lập Auto Lighting Optimizer, vì ảnh chụp trực tiếp sẽ dẫn đến mất chi tiết vùng sáng và vùng tối.

Tổng cộng có 4 thiết lập Automatic Lighting Optimizer: [Strong (Mạnh)], [Standard (Tiêu Chuẩn)], [Low (Thấp)] và [Disable (Vô Hiệu)]. Nếu bạn cài đặt nó thành [Strong (Mạnh)] trong tình huống này, gradient màu của cảnh sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.

Vì xuất hiện những thay đổi mạnh về ánh sáng trong nhiều cảnh khi chụp phong cảnh, nói chung bạn có thể cài đặt tính năng tối ưu hóa này thành [Standard (Tiêu Chuẩn)], và sau đó chọn mức tùy theo điều kiện ánh sáng. Chức năng tự động điều chỉnh độ sáng và độ tương phản này rất tiện.

EOS M3/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/11mm (tương đương 18mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/16, 1/10 giây, EV -1,7)/ISO 400 / WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Khi tôi bước vào hang, tôi lo về độ tương phản giữa ánh nắng chói chang và đường hầm. Gradient màu của hang và bề mặt nước được biểu đạt trung thực dùng Auto Lighting Optimizer để chỉnh độ sáng và độ tương phản, nhờ đó tạo ra một tấm ảnh tự nhiên.

[Cách thức chụp]
Quan sát ánh sáng trong hang và xác định độ tương phản có cao không.
Chụp với Auto Lighting Optimizer được cài đặt thành [Disable (Vô Hiệu)]
Thay đổi thiết lập này thành [Strong (Mạnh)] vì mặt biển có vẻ bị mất chi tiết.
Đảm bảo rằng độ tương phản được giảm trong ảnh chụp lại.

Xem thêm Cách cài đặt Auto Lighting Optimizer tại: https://zshop.vn/blogs/cac-ky-thuat-chup-anh-voi-eos-m3-phong-canh.html

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Kỹ thuật chụp cảnh đêm bằng Canon EOS M3

Kỹ thuật chụp cảnh đêm bằng Canon EOS M3

Chụp ảnh ban đêm thì ai củng chụp được nhưng chụp như thế nào để có được 1 bức ảnh đẹp, hay một bức ảnh đêm cùng những ánh đèn nhiều màu sắc hòa quyện cùng nhau với tỉ lệ ánh sáng phù hợp và không làm giảm chất lượng hình ảnh thì không phải ai củng biết. Bài viết dưới đây sẻ hướng dẩn bạn kỹ thuật chụp ảnh đêm cùng Canon EOS M3. 



Chụp cảnh đêm thành phố như một bức tranh đẹp

Sử dụng hiệu ứng Creative filter Art Bold ở chế độ HDR
Khi bạn muốn nhấn mạnh sự sống động của cảnh đêm thành phố, bạn có thể có được một hiệu ứng thú vị bằng cách sử dụng Creative filter. Nếu bạn chụp cảnh đêm ở chế độ HDR, bạn có thể mang lại vẻ hoàn thiện sống động và đẹp như tranh cho tấm ảnh. Từ một đài quan sát, nhìn xuống các con phố và tìm một vị trí ở đó có nhiều nguồn sáng có các tông màu khác nhau nhất có thể. Chỉ cần xoay bánh xe điều chỉnh chế độ thành [Creative Filter (Bộ Lọc Sáng Tạo)] và sau đó chọn [Art Bold (Đậm Chất Nghệ Thuật)] ở chế độ HDR, bạn sẽ có thể chụp được một tấm ảnh HDR khá sáng. Đối với ảnh này, tôi lấy nét ở một tòa nhà sáng ở chế độ Live View, và chụp bằng Thiết Bị Điều Khiển Từ Xa Không Dây RC-6 để tránh rung máy.



EOS M3/ EF-M22mm f/2.0 STM/ FL: 22mm (tương đương 35mm)/ Creative filter – HDR Art Bold (f/4.5, 1/4 giây, EV ±0)/ ISO 1600/ WB: Auto/ Picture Style: Standard

Có thể sử dụng chế độ HDR để chụp các đối tượng có độ sáng chênh lệch lớn mà không làm ảnh bị dư sáng hay thiếu sáng. Cụ thể là, [Art Bold (Đậm Chất Nghệ Thuật)] bổ sung cho các thành phố và nhà máy trong ảnh đêm, làm nổi bật không khí thích thú.

[Cách thức chụp]
  • Gắn máy ảnh lên một chân máy tự chế, và đặt nó gần cửa sổ của đài quan sát.
  • Sau khi quyết định bố cục, cài đặt thành [Art Bold (Đậm Chất Nghệ Thuật)] ở chế độ HDR.
  • Che máy ảnh bằng một tấm vải đen để tránh phản chiếu trên kính.
  • Chụp bằng thiết bị điều khiển từ xa.


Cách cài đặt thành [Art Bold (Đậm Chất Nghệ Thuật)] ở chế độ HDR

  • Cài đặt bánh xe điều chỉnh chế độ thành [Creative Filter (Bộ Lọc Sáng Tạo)] 
  • Nhấn nút [Quick Set menu (Trình Đơn Cài Đặt Nhanh)]/nút Set (Cài Đặt) 
  • Chọn [HDR] và sau đó chọn [Art Bold (Đậm Chất Nghệ Thuật)]



Ảnh có vẻ bị hỏng nếu không có HDR


Ảnh được chụp không dùng Creative filter. Mặc dù cảnh đêm trong ảnh chụp trông giống như cảnh nhìn bằng mắt thường, nó có vẻ phần nào bị hỏng.


Chân máy rất tiện để chụp cảnh đêm



Chân máy được chế bằng cách gắn chân máy có bán trên thị trường vào một cái dĩa dùng các vít chân máy. Khi chụp từ các đài quan sát, chân máy này ổn định hơn chân máy có ba chân.

  1. Cài đặt cân bằng trắng thành [Tungsten Light (Đèn Sợi Đốt)]
  2. Tông màu đỏ trở nên mạnh hơn nếu cân bằng trắng được đặt thành [Shade (Bóng Râm)]

Xem thêm chi tiết các mục còn lại tại : https://zshop.vn/blogs/ky-thuat-chup-anh-bang-eos-m3-canh-dem.html


Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

4 điểm lưu ý khi chụp cảnh trước bình minh

4 điểm lưu ý khi chụp cảnh trước bình minh

Tông màu xanh mát dịu, thanh bình trước bình minh là một phong cảnh tuyệt vời nhưng làm thế nào để lưu lại được thời khắc đó một cách hoàn hảo nhất ? Bài viết sau đây chia sẻ lại 4 yếu tố quan trọng để giúp bạn có được những bức ảnh đẹp trước bình minh. 

+ 4 yếu tố quan trọng để có được bức ảnh đẹp trước lúc bình minh thì chúng ta cần lưu ý tới: thời điểm chụp, ánh sáng, chức năng chụp và xử lý

Máy ảnh Canon EOS 5D Mark III/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-Priority AE mode (f/22, 25 giây, EV±0)/ ISO:100/ WB: Daylight/ Picture Style: Landscape

Ví dụ hay
Hồ Toya, Hokkaido vào giữa tháng 5. Mặt hồ được khắc họa mượt mà bằng một tốc độ cửa trập thấp như thể thế giới chìm trong màu xanh trải ra mặt hồ. Để ý hướng ngang, tôi quyết định sử dụng bố cục đối xứng .

Điểm 1: Thời điểm chụp – 30 phút trước bình minh

Độ màu cao vào lúc trước khi mặt trời mọc, cho phép bạn chụp ảnh chìm trong màu xanh. Ảnh này được chụp vào giữa tháng 5 ở Hồ Toya ở Hokkaido ở đó mặt trời mọc vào khoảng 04:10 sáng do ở vĩ độ cao. Lúc 03:40 sáng, tôi tìm cách ghi lại một thế giới màu xanh thay đổi từng phút.



Ví dụ tệ
Màu xanh trở nên yếu hơn nếu ảnh được chụp sau khi mặt trời đã mọc.


Điểm 2: Ánh sáng – Cài đặt cân bằng trắng thành ‘Daylight’ để có màu sắc giống như chúng ta nhìn thấy

Khoảng thời gian trước bình minh, ngay trước khi mặt trời mọc vào mỗi sáng, cũng là lúc bầu trời có ánh sáng màu xanh dương. Đó là lý do tại sao khoảng thời gian này cũng được gọi là “giờ màu xanh”. Nếu bạn cài đặt cân bằng trắng thành Daylight, ánh sáng màu xanh sẽ được khắc họa như bạn nhìn thấy bằng mắt thường, tái tạo không khí mát dịu của buổi sáng. Tuy nhiên, với Auto White Balance, tông màu sẽ được chỉnh lại.



Điểm 3: Chức năng chụp – Tốc độ cửa trập thấp để có được mặt nước mịn màng hơn
Điểm 4: Xử lý – Sử dụng Picture Style để có hoàn thiện màu xanh sống động

Xem tiếp các yếu tố còn lại qua website: https://zshop.vn/blogs/4-diem-chinh-khi-chup-phong-canh-truoc-binh-minh.html