Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật chụp ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật chụp ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

10 Mẹo Tận Dụng Khoảng Tối Trong Nhiếp Ảnh

10 Mẹo Tận Dụng Khoảng Tối Trong Nhiếp Ảnh

Nếu nói nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng, thì những khoảng tối đóng vai trò như những điểm nhấn mạnh mẽ. Các khoảng tối tạo ra hình dáng, biến một tấm ảnh hai chiều thành một sản phẩm ba chiều, khiến cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. 


Thậm chí bóng tối còn có thể trở thành một chủ thể riêng biệt trong ảnh, dưới đây là mười mẹo giúp bạn có thể tận dụng được những khoảng tối trong quá trình chụp ảnh của mình:


Tấm ảnh này được Marsel Van Oosten, nhiếp ảnh gia thiên nhiên, chụp lại một chú gấu xám trong ánh hoàng hôn ở công viên quốc gia Katmai, Alaska. Oosten chụp ở chế độ chụp liên tục với máy Nikon D2Xs, ống kính 600mm f/4G AF-S Nikkor ED; tốc độ 1/2000 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 200.

1. Hãy chụp lại bóng đổ:

Kỹ thuật chụp bóng đổ này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt, tránh chụp những tấm ảnh có màu đen “chết” (mất chi tiết). Kỹ thuật này dễ thực hiện nhất là khi chủ thể đang ở ngược hướng ánh sáng; để có được bóng đổ một cách hoàn hảo nhất, bạn cần tránh đo sáng ở khu vực phông nền có ánh sáng mạnh.

• Mẹo: tạo ra chiều sâu cho tấm ảnh bằng cách bắt lấy ánh sáng ven chiếu lên chủ thể; chụp ở chế độ liên tục đối với các loài động vật hoặc chủ thể chuyển động như chú gấu ở trên.

2. Sử dụng bóng cây đổ để làm nổi bật lên chi tiết của chủ thể:

Trong nhiếp ảnh, ánh sáng mặt trời đứng đỉnh đầu vào giữa trưa được xem là điều kiện ánh sáng tiêu cực và không phù hợp cho ảnh ngoại cảnh, tuy nhiên khi chụp trong khu vực dưới tán cây với ánh sáng này thì lại cho ra bóng đổ rất đẹp, làm nổi rõ các chi tiết của chủ thể và cho ra hình ảnh có ánh sáng có ấn tượng mạnh.

• Mẹo: Với ánh sáng giữa trưa, bạn có thể chụp ở dưới những chiếc dù hoặc dưới tán cây.


Đối với ảnh chân dung vào thời điểm giờ xanh (blue hour), hãy chụp với phần phông nền thiếu sáng một chút. Tấm ảnh trên được chụp bởi Sarah Belin; Nikon D40X với ống kính 18–55mm f/3.5–5.6 Nikkor; tốc 1/1000 giây khẩu độ f/4.8, ISO 800.

3. Sử dụng các tấm “hắt sáng” để làm nổi chi tiết:

Sử dụng các tấm nền hay tấm hắt sáng tối màu, màu đen đã trở thành kỹ thuật khá phổ biến với các nhiếp gia chân dung hoặc nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Kỹ thuật này có thể làm giảm độ gắt của những khu vực quá sáng, giảm sự hắt bóng của đèn flash studio, và làm tăng chi tiết của các vùng tối.

• Mẹo: Bạn có thể tạo ra những khu vực đổ bóng hoàn toàn, tận dụng mảng tối để tạo ra những bức ảnh có cảm xúc bí ẩn.

4. Khử nhiễu ở các mảng tối:

Các mảng tối của một tấm ảnh thường có độ nhiễu lớn hơn nhiều so với các mảng sáng, vốn là một vấn đề lớn trong ảnh phơi ban đêm. Tính năng khử nhiễu đối với các tấm ảnh có thời gian phơi sáng lâu trên các máy DSLR hiện tại sẽ chụp lại một khung hình đen hoàn toàn, và dùng khung hình này làm một lớp ảnh phụ để giảm nhiễu cho khung hình chính. Tính năng này có thể làm tăng gấp đôi thời gian chụp của bạn nhưng lại cho ra các tấm ảnh có chất lượng tốt hơn.

• Mẹo: Bạn có thể chuyển các tấm ảnh có mảng tối lớn hoặc ISO cao sang trắng đen, lúc này hiện tượng nhiễu sẽ được giảm đáng kể.



Sử dụng bù trừ sáng sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp hơn khi chụp các sự kiện âm nhạc với sân khấu ít ánh sáng. Ảnh: Jeanette D. Moses

5. Sử dụng mảng tối để tạo hiệu ứng ba chiều:
Không phải ngẫu nhiên mà các nhiếp ảnh gia phong cảnh cực kỳ ưa thích “giờ vàng”, thời điểm ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, lý do không chỉ đơn giản nằm ở màu sắc. Lúc này ánh sáng có góc chiếu cực thấp, tạo ra các mảng tối đem lại hiệu ứng ánh sáng ba chiều, với góc chụp từ hướng Nam hoặc Bắc cho hiệu ứng mạnh nhất.

• Mẹo: Đối với các mảng tối trong ảnh phong cảnh, hãy đo sáng vào vùng có ánh sáng sáng trung bình.

6. Sử dụng tính năng bù trừ sáng:

Nếu khung cảnh xung quanh bị thiếu sáng, thì bạn nên sử dụng hệ thống bù trừ sáng để giữ nguyên các mảng tối trong ảnh (như ảnh dưới), và hãy luôn nhớ rằng hệ thống này làm việc ngay cả đối với chế độ Manual. Đừng quá để ý đến biểu đồ sáng hoàn hảo, trên thực tế trong điều kiện này biểu đồ sẽ bị lệch sang trái do quá nhiều mảng tối.

• Mẹo: Đừng quên việc cân bằng trắng – hãy sử dụng cân bằng trắng tungsten khi chụp với ánh sáng mặt trời ban ngày đối với khung cảnh này, để cân bằng với sự chênh lệch ánh sáng mạnh.



Sử dụng đèn flash để đánh sáng chủ thể mà vẫn giữ được khung nền tối. Ảnh: Stan Horaczek.

7. Biến ngày thành đêm:


Bạn có thể khiến cho khung cảnh ban ngày biến thành ban đêm bằng cách chụp thiếu sáng, đến 4 stop. Sau đó, bạn có thể tạo ra ấn tượng mạnh cho tấm ảnh bằng cách thêm các điểm sáng vào các chi tiết như đèn đường hoặc cửa sổ trong quá trình hậu kỳ.

• Mẹo: ở thể loại này, bạn có thể sử dụng kính lọc ND để giảm ánh sáng đi vào cảm biến, tạo ra hiệu ứng nước hoặc cây cối chuyển động (do thời gian chụp kéo dài hơn).

8. Thêm ánh sáng vào mảng tối:

Để gia tăng thêm độ ấn tượng cho tấm ảnh, hãy sử dụng đèn flash cho tiền cảnh đối với các trường hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng yếu. Ví dụ như chụp bằng flash để chiếu sáng chủ thể người ở thời điểm gần với “giờ xanh” (blue hour) cho ra kết quả cực kỳ hiệu quả. Hãy nhớ giữ cho phần nền có ánh sáng yếu; điều này tạo ra cảm giác thực tế hơn, chỉnh công suất đèn flash xuống -1 đền -2 EV.

• Mẹo: Hãy điều chỉnh sao cho ánh sáng trông giống như ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các lớp lọc màu dành cho flash, luôn chọn chế độ cân bằng trắng daylight.



9. Tạo ra chi tiết cho mảng tối:

Một bức ảnh chân dung hoặc tĩnh vật trông như được chụp với ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ có thể có được hiệu ứng của các loại film noir vào những nào 40, 50 thế kỷ trước.

• Mẹo: Hãy tạo ra bóng đổ với các kiểu hoa văn khác nhau bằng cách đặt những tấm lọc có hoa văn ngay phía trước đèn flash.

10. Khung hình trong khung hình

Sử dụng những đường hầm, hoặc cửa sổ làm phần tiền cảnh với ánh sáng yếu, biến những chi tiết này thành một khung hình tự nhiên trong chính khung hình bạn, hãy chú ý đo sáng ở khu vực bên trong “khung hình” tự nhiên này.

• Mẹo: Bạn có thể tìm thấy những khung hình tự nhiên này ở bất cứ đâu, nhất là trong các đô thị.

Cách thức chụp ảnh đổ bóng ấn tượng

Cách thức chụp ảnh đổ bóng ấn tượng

Áp dụng những cách thức này, bạn sẽ thực hiện được những bức ảnh ấn tượng với hiệu ứng bóng đổ trên nền ánh sáng tuyệt đẹp.

Và 5 bước chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng chụp được các bức ảnh bóng đổ đẹp ngoạn mục:

Tạo phối cảnh

Để tạo được hiệu ứng bóng đổ với bất cứ chủ đề nào thì tay máy luôn phải đặt phía sau đối tượng cần chụp. Phía trước đối tượng là nền bối cảnh tươi sáng và máy ảnh đặt ở vị trí có bóng tối và thiếu ánh sáng.
Trong điều kiện như vậy, sẽ làm cho ảnh chụp có được độ tương phản cao. Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng để thực hiện các bức ảnh loại này. Bạn có thể sử dụng thêm phụ kiện ống kính UV để chụp người và chụp vật thể nổi bật trên nền trời.



2. Tắt đèn flash của máy ảnh

Đó là yếu tố rất quan trọng để nền ảnh được lộ rõ, và để loại bỏ hết ánh sáng ra khỏi chủ đề. Do vậy, bạn phải cài đặt đèn flash từ chế độ tự động chuyển sang chế độ tắt không sử dụng.


3. Chỉ để lộ hình nền, không lộ đối tượng cần chụp


Các máy ảnh số đời mới đều có chế độ chụp hình thông minh, làm lộ rõ đối tượng với màu sắc tươi tắt dù ở điều kiện thiếu ánh sáng. Vì vậy, khi chụp ảnh bóng đổ, bạn nên tắt chức năng kiểm soát phơi sáng tự động.
Nếu trên máy ảnh có nút khoá phơi sáng, bạn quay ống kính về phía có nền sáng và bấm vào nút đó. Bạn giữ nguyên nút bấm để điều chỉnh màu sắc cho ưng ý và thực hiện ảnh chụp.
Bạn cũng có thể cài đặt lại tốc độ màn trập nhanh hơn của chế độ phơi sáng tự động trong khi giương ống kính máy ảnh rọi vào nền sáng.
Sử dụng các chức năng tự động làm cho màn trập và khẩu độ ưu tiên sẽ thiết lập mức độ trung bình tiếp xúc giữa cảnh nền và chủ đề. Vì thế, thay đổi lại các cài đặt, bạn sẽ chụp được các hình bóng trông rất ấn tượng.



4. Đặt tiêu điểm vào chủ đề cần chụp

Chế độ tiêu điểm ống kính cũng phải được lưu ý khi bạn chụp ảnh bóng đổ. Tuỳ thuộc vào cài đặt mà có thể làm cho máy ảnh đặt tiêu điểm trên cảnh nền.
Trong khi yêu cầu của ảnh bóng đổ là chủ đề phải sắc nét và nổi bật. Do đó bạn cần kiểm tra lại tiêu điểm sau mỗi lần bấm máy chụp bởi vì chế độ này có thể được thiết lập tự động cho phù hợp với ảnh chụp trước.
Để đảm bảo tuyệt đối, bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh tiêu điểm của máy ảnh sang chế độ điều chỉnh bằng tay.



5. Hoàn thiện ảnh bằng phần mềm

Photoshop Elements
Ống kính máy ảnh có thể làm cho các hình ảnh chụp được chưa được hoàn mỹ. Đặc biệt là chủ đề đổ bóng nhưng chưa đủ độ tối, nó vẫn cần phải được hiệu chỉnh bằng Photoshop.
Bạn có thể dùng công cụ Burn của Photoshop Elements để bổ sung màu sắc cho các chi tiết được hoàn thiện.

Cách chụp ảnh tương phản ánh sáng High Ley

Cách chụp ảnh tương phản ánh sáng High Ley

High-key là một kỹ thuật tạo ra hình ảnh có độ sáng cao và ít tương phản. Tấm hình High-key đặc trưng bởi các tông màu sáng và ít, nếu không muốn nói là hoàn toàn không có bóng đổ. Biểu đồ histogram của nó thường tập trung nhiều phía bên phải và không có nhiều chi tiết nổi bật.

High-key là một kỹ thuật tạo ra hình ảnh có độ sáng cao và ít tương phản. Tấm hình High-key đặc trưng bởi các tông màu sáng và ít, nếu không muốn nói là hoàn toàn không có bóng đổ. Biểu đồ histogram của nó thường tập trung nhiều phía bên phải và không có nhiều chi tiết nổi bật.

Bức hình High-key chủ yếu được chụp trong studio cùng với nhiều đèn flash khác nhau. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào cũng chụp trong studio, bạn có thể làm được điều này với bất cứ nguồn sáng thích hợp. Tôi đã thành công với các bức ảnh High-key, chỉ sử dụng máy ảnh du lịch và nguồn sáng sẵn có.

Những lưu ý khi chụp hình High-Key

– Cần một máy ảnh cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng, hoặc máy ảnh có chế độ điều chỉnh bằng tay (Manual). Về cơ bản, một số máy ảnh cho phép chỉnh độ phơi sáng và một tấm ảnh dư sáng thì chẳng có vấn đề gì.
– Cần một nguồn sáng đủ mạnh cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng với tốc độ màn trập hợp lý.
– Có một hậu cảnh tương đối sáng hay một bức tường trắng để phản chiếu ánh sáng có sẵn.
– Xử lý hậu kỳ bằng phần mềm máy vi tính, chẳng hạn như Photoshop hay Gimp. Một chút điều chỉnh sẽ làm hiệu ứng High-key rõ nét hơn.

Cách thực hiện một bức hình High-Key tại Studio



Kỹ thuật chụp high-key dùng đèn flash để chiếu sáng phần nền. Nó phù hợp khi chụp chân dung, tĩnh vật, và hình ảnh sản phẩm. Để chụp được một tấm hình high-key, bạn cần sử dụng hộp tản ánh sáng (softbox) để cho ánh sáng mềm trải trên chủ đề của bạn mà không tạo ra bóng đổ mạnh (nên sử dụng hộp tảng sáng càng lớn càng tốt). Bạn cũng cần xóa trắng phần nền bằng đèn. Bằng cách sử dụng hai đèn flash chiếu trực tiếp ở một góc 45 ° ở hai bên. Đèn được cài tối hơn 2-stop so với đèn chiếu vào chủ đề. Hộp tảng sáng của những đèn này sẽ làm phần nền trắng đều.





Tất nhiên, việc thiết lập khẩu độ trên máy ảnh của bạn phải phù hợp với các thiết lập trên nguồn sáng chính. Nếu bạn đang chụp chân dung high-key, bạn phải chú ý cách trang điểm của người mẫu, vì nó sẽ tạo ra những sự khác biệt. Thông thường, trang điểm như thế nào để ít có sự tương phản nhất.
Ngoài ra, hãy tận dụng dùng các dụng cụ khuếch tán hay phản chiếu ánh sáng (như dù, softboxes, refector, diffuse …) để đảm bảo nguồn sáng không tạo ra bóng đổ mạnh. Cuối cùng, bức hình cần xử lý và chỉnh sửa ở hậu kỳ.

Bạn vẫn có thể chụp ảnh high-key chỉ với một đèn. Trong trường hợp này, bạn dùng một hộp tản sáng thật lớn (softbox) đặt phía trên chủ đề của bạn. Sao cho nó có thể chiếu sáng cả chủ đề và phần nền. Bạn cần chỉnh dư sáng từ 1 đến 2 stop khi chụp. Đèn và máy ảnh phải nằm trên một trục, mới đảm bảo kết quả tốt nhất.

Chụp ảnh High-Key với ánh sáng có sẵn
Bạn có thể chụp ảnh high-key mà không cần phải có đèn studio hay máy ảnh chuyên nghiệp. Để làm được điều này, bạn cần phải tìm một nơi có ánh sáng khuếch tán (có mây che hoặc một ngày u ám). Kế đến, tìm một hậu cảnh sáng (tốt nhất là màu trắng) hay phần nền có khả năng phản chiếu ánh sáng. Cuối cùng là chụp sao để có một tấm ảnh dư sáng và hoàn thiện nó một cách hiệu quả ở hậu kỳ. Lý do chúng ta phải chụp dư sáng là vì, ánh sáng chiếu vào đối tượng và ánh sáng phản xạ từ phần nền, làm cho bộ phận đo sáng của máy ảnh, điều chỉnh độ sáng thấp xuống, để bảo đảm tấm hình có độ phơi sáng chuẩn xác. Và đó là lý do tại sao bạn cần tăng mức phơi sáng lên một hoặc hai stop, để làm tấm hình không còn độ tương phản cao. Tùy vào mức độ mà bạn muốn tấm hình high-key thế nào, có thể dùng phần mềm sửa ảnh để cân chỉnh.

Xử lý hậu kỳ tấm ảnh High-Key
Sau đây là một hướng dẫn ngắn gọn, để bạn biết cách chỉnh một tấm hình high-key


Hình 01 – Ảnh chụp bởi Hakimi Yassine

Dùng tấm ảnh ở trên để minh họa. Nó được chụp bằng máy du lịch loại nhỏ với được cài mức bù sáng là 2-stop. Sử dụng ánh sáng ngoài trời thông qua cửa sổ, ánh sáng được khuếch tán nhờ rèm cửa và phản chiếu lên nền tường trắng. Tôi dùng photoshop để điều chỉnh nó.



Mở tấm hình ra trong Photoshop, Sau đó chuyển qua tab “Chanel”, bạn chọn kênh “RGB” trong khi giữ nút Ctrl trên bàn phím. Thao tác này là để chọn ra các vùng tối trên bức ảnh.



Sau đó, tôi tạo ra một lớp bằng cách nhấp chuột vào menu Layer, chọn mục “new” và chọn “ via cut”. Sau đó tôi xóa lớp vừa tạo (nhấp chuột phải> Delete layer). Sau thao tác này, tất cả các bóng đậm trong hình đều bị xóa và hiệu ứng tương phản được giảm xuống .



Bước kế, tôi sẽ mang sự tương phản của các khu vực của mắt, lông mày và tóc trở lại bức hình, bằng cách sử dụng công cụ Curve ( Image > adjustments > curves ) và điều chỉnh nó thành một đường cong hình chữ S.



Cuối cùng, tôi chọn công cụ Burn và cài Exposure ở mức 9%, làm đậm thêm khu vực của đôi mắt và mái tóc để có được kết quả cuối cùng như tấm hình dưới đây.



Phần kết

Bức hình high-key thường tạo cảm giác dễ chịu và nhẹ nhàn, và rất dễ thực hiện. Bạn cần phải nhớ các bước cơ bản cần thiết để tạo ra một tấm hình high-key như sau.

Sử dụng ánh sáng khuếch tán hoặc phản chiếu.

Chụp tấm ảnh dư sáng từ 1 đến 2-stop.

Tập trung vào những đặc điểm quan trọng của chủ đề khi bố cục.

Cần có một hậu cảnh sáng hay phần nền phản chiếu ánh sáng.

Xử lý hậu kỳ để có được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số hình high-key minh họa cho bài viết:









Các kiểu Blend ảnh tuyệt đẹp

Các kiểu Blend ảnh tuyệt đẹp

Blend bạn có thể hiểu đơn giản là sự pha trộn màu sắc, để tạo nên một tác phẩm mỹ quan và đầy ý nghĩa.

Với các kiểu Blend dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về tính chất tạo tương phản màu trong nhiếp ảnh.

Blend màu nâu vàng



2. Blend màu retro theo phong cách cổ điển phương Tây



3. Hiệu ứng ánh sáng kịch tính lên bức ảnh đơn điệu


4. Blend màu nắng nhạt cổ điển



5. Blend màu Vintage vàng tím nhẹ nhàng và thanh thoát



6. Blend thu sang đông



7. Blend Vintage cổ điển



8. Blend theo phong cách Fairy Garden



9. Hiệu ứng khác nhau của màu sắc



10. Chính sửa tông màu bằng photoshop


https://zshop.vn/blogs/10-kieu-blend-anh-tuyet-dep.html

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

10 lời khuyên hữu ích giúp chụp hình sắc nét

10 lời khuyên hữu ích giúp chụp hình sắc nét

Trước khi bàn đến những cách khắc phục ảnh thiếu sắc nét, chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân chính khiến ảnh chụp gặp phải tình trạng này.

– Đối tượng chụp chuyển động: Khi chụp một đối tượng đang chuyển động, ảnh rất dễ bị nhòe mờ đó có thể do tốc độ chụp quá chậm.

– Máy ảnh bị rụng lắc: Tương tự như khi chụp đối tượng chuyển động, khi máy ảnh bị rung lắc hoặc do tốc độ chụp cũng có thể khiến hình ảnh không được sắc nét.

– Lấy nét chưa đúng: Một trong những nguyên nhân khiến ảnh bị nhòe mờ có thể do lấy nét chưa đúng. Điều này xảy ra khi lấy nét sai vào đối tượng chính được chụp, khoảng cách chụp quá gần khiến máy không thể lấy nét. Chọn khẩu độ khiến độ sâu trường ảnh quá nông hoặc thao tác chụp quá nhanh khi máy ảnh chưa kịp lấy nét.



Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn có được những bức ảnh chụp sắc nét:

1. Luôn sử dụng chân máy

Chân máy – tripod là phụ kiện không thể thiếu trong nhiếp ảnh, nhất là khi chụp phong cảnh và rất nhiều chủ đề khác. Hãy đặt chân máy ở những nơi có bề mặt bằng phẳng bởi mọi sự chuyển động ảnh hưởng đến máy ảnh đều có thể khiến ảnh chụp bị mờ.

2. Sử dụng chức năng khóa gương lật


Thông thường, các tấm gương trong SLR của bạn sẽ lật lên ngay lập tức trước khi màn trập mở ra, và khi lật có thể làm cho máy ảnh bị rung động một chút. Vì vậy, có một thiết lập hữu ích trên hầu hết các máy ảnh SLR gọi là khóa gương lật – mirro lock up và nếu bạn kích hoạt nó, thời gian để gương lật lên và màn trập mở ra sẽ được tạm dừng vì thế có thể hạn chế những rung động trước khi hình ảnh được thực sự chụp.

3. Sử dụng một điều khiển từ xa hoặc hẹn giờ chụp

Khi bạn nhấn nút chụp trên máy ảnh, đây cũng là hành động rất dễ tạo ra những rung lắc cho máy ảnh. Để hạn chế tình trạng này, sử dụng một điều khiển từ xa, dây bấm mềm để nhấn chụp hoặc bạn có thể dùng đến tính năng hẹn giờ chụp trên máy.



4. Tăng tốc độ màn trập

Khi bạn tăng tốc độ màn trập sẽ giúp hạn chế được việc rung lắc máy. Trước khi tăng tốc độ màn trập, bạn nên xem xét mức độ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, độ nhiễu hạt (nếu bạn tăng ISO), và / hoặc phơi sáng.

Hãy nhớ các nguyên tắc về tốc độ chụp: Chọn tốc độ chụp với một mẫu số lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đừng chụp tốc độ chậm hơn 1/60 giây.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 100mm, chụp ở tốc độ 1/125 giây hoặc nhanh hơn.
Nếu ống kính có độ dài tiêu cự là 200mm, chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.

Hãy nhớ rằng nếu chọn tốc độ chụp nhanh hơn thì cần phải điều chỉnh khẩu độ để bù lại, nhưng việc này sẽ làm cho độ sâu trường ảnh hẹp và việc lấy nét ảnh chụp sẽ khó hơn.


5. Chức năng ổn định hình ảnh

Nhiều dòng máy ảnh và ống kính có chức năng ổn định hình ảnh có tác dụng trong việc giảm bớt những ảnh hưởng của việc rung máy. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng chức năng này chỉ giúp giảm tình trạng rung máy khi chụp ở tốc độ thấp chứ không dành cho chụp những đối tượng chuyển động.



6. Chú ý đến ISO

ISO là yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ nhiễu hạt trong ảnh. Khi bạn chọn mức ISO cao sẽ cho phép chụp với tốc độ nhanh hơn và khẩu độ nhỏ hơn (cần thiết khi chụp ảnh rõ nét) nhưng ISO cao đồng nghĩa ảnh bị nhiễu hạt nhiều hơn. Mức độ nhiễu nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại máy nhưng bạn nên cố gắng sử dụng hợp lý mức ISO và càng thấp càng tốt.

7. Sử dụng chế độ lấy nét bằng tay – Manual Focus


Kỹ thuật lấy nét là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ nét của ảnh chụp. Tự động lấy nét là chế độ phù hợp khi chụp những đối tượng chuyển động hoặc khi bạn cần chụp ảnh một cách nhanh chóng, nhưng khi đối tượng chụp cố định bạn nên lựa chọn chế độ lấy nét bằng tay – Manual Focus. Điều này sẽ đảm bảo bạn lấy nét vào đúng đối tượng, ở khoảng cách thích hợp.



8. Sử dụng các “điểm vàng” của ống kính

Hầu hết các ống kính chụp sắc nét nhất ở khoảng giữa và khẩu độ ít hơn 2 stop so với khẩu độ lớn nhất. Ví dụ, nếu ống kính zoom 17-40 mm của bạn có một khẩu độ f/4, bạn có thể có được hiệu quả hình ảnh rõ nét nhất khi sử dụng f / 8 và thu nhỏ ở 30 mm. Ngoài ra, ống kính tiêu cự cố định (còn được gọi là ống kính prime) sẽ cho hình ảnh sắc nét hơn so với ống kính zoom.



9. Chú ý làm sạch máy ảnh

Những vết bẩn, bụi trên cảm biến hoặc ống kính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng ảnh chụp, dễ dàng xuất hiện các vết đốm chấm trên ảnh. Vì vậy bạn cần chú ý vệ sinh các bộ phận này của máy ảnh.

10. Hãy cứ chụp liên tiếp nhiều ảnh


Khi chụp ảnh động vật hoang dã hoặc bất kỳ loại đối tượng nào chuyển động nhanh, cách tốt nhất để có được một bức ảnh cực kỳ rõ nét nhất là chụp rất nhiều và thật nhiều ảnh. Điều này giúp tăng cơ hội của bạn nhận được một ảnh ổn nhất khi đối tượng chụp được nắm bắt hoạt động nhờ máy ảnh luôn theo sát mọi chuyển động.

https://zshop.vn/blogs/10-loi-khuyen-huu-ich-giup-chup-hinh-sac-net.html

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Kỹ thuật điều chỉnh tốc độ chậm khi chụp ảnh bằng tay

Kỹ thuật điều chỉnh tốc độ chậm khi chụp ảnh bằng tay

Chụp ảnh tưởng chừng như đơn giản đối với nhiều ngươi nhưng nó lại là một bộ môn nghệ thuật đồi hỏi người chơi phải biết nhiều kỹ thuật và phải áp dụng đúng thời điểm chụp để cho ra những bức ảnh đẹp nhất, Kỹ thuật chụp chậm củng là một trong những số đó, Vậy làm thế nào để chụp vơi tốc độ chậm nhưng lại có thể cho ra một bức ảnh sắc nét nhất ?

Một vài Quy tắc cần lưu ý khi chụp chậm

Quy tắc chung: Khi chụp ảnh và giữ máy ảnh bằng tay, không sử dụng tốc độ chụp chậm hơn tiêu cự ống kính.

Ví dụ: Nếu bạn chụp với ống kính 50mm, sử dụng tốc độ chụp 1/50s hay nhanh hơn (1/80, 1/100…)

Tuy nhiên: Hệ số cúp nhỏ (Crop Factor), ổn định hình ảnh (IS – Image Stabilization), và Tiêu cự tối đa sẽ phá vỡ quy luật trên. Lúc này, hãy sử dụng Infographic.

Nhiếp ảnh gia thường muốn sử dụng tốc độ chụp chậm nhất có thể trong khi vẫn đạt được độ sắc nét nhất khi cầm tay. Câu trả lời cho “Tốc độ chậm nhất có thể khi chụp ảnh ?” khi chụp cầm tay rất quan trọng vì không khó để nhận thấy ngay trong hàng ngàn bức ảnh bị phá hỏng.
Mỗi nhiếp ảnh gia có những hàng ngàn bức ảnh bị mờ cho đến khi biết được giới hạn của tốc độ màn trập. 

Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tìm ra tốc độ chụp phù hợp.
Nhưng nếu bạn chỉ cần tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi này, hãy xem Infographic bên dưới.




Trong Infographic trên:
“TỆ” (màu đỏ) là nơi độ sắc nét không đủ tốt để xuất bản hầu hết các bức ảnh.
“TỐT” (màu cam) là độ sắc nét ít nhất 75% của bức ảnh.
“RẤT TỐT” (màu xanh lá) nghĩa là hầu như tất cả các bức ảnh trở nên sắc nét và độ rõ nét cao hơn so với bất kỳ loại khác.
Tuy ảnh, bức ảnh của bạn sẽ thay đổi chút ít tùy thuộc vào cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh của bạn.

- Quy tắc của Chiều dài tiêu cự và tốc độ chụp
- Tại sao tiêu cự và tốc độ chụp liên quan nhau?
- Hệ số Crop ảnh hưởng đến tốc độ chụp như thế nào?

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

4 điểm lưu ý khi chụp cảnh trước bình minh

4 điểm lưu ý khi chụp cảnh trước bình minh

Tông màu xanh mát dịu, thanh bình trước bình minh là một phong cảnh tuyệt vời nhưng làm thế nào để lưu lại được thời khắc đó một cách hoàn hảo nhất ? Bài viết sau đây chia sẻ lại 4 yếu tố quan trọng để giúp bạn có được những bức ảnh đẹp trước bình minh. 

+ 4 yếu tố quan trọng để có được bức ảnh đẹp trước lúc bình minh thì chúng ta cần lưu ý tới: thời điểm chụp, ánh sáng, chức năng chụp và xử lý

Máy ảnh Canon EOS 5D Mark III/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-Priority AE mode (f/22, 25 giây, EV±0)/ ISO:100/ WB: Daylight/ Picture Style: Landscape

Ví dụ hay
Hồ Toya, Hokkaido vào giữa tháng 5. Mặt hồ được khắc họa mượt mà bằng một tốc độ cửa trập thấp như thể thế giới chìm trong màu xanh trải ra mặt hồ. Để ý hướng ngang, tôi quyết định sử dụng bố cục đối xứng .

Điểm 1: Thời điểm chụp – 30 phút trước bình minh

Độ màu cao vào lúc trước khi mặt trời mọc, cho phép bạn chụp ảnh chìm trong màu xanh. Ảnh này được chụp vào giữa tháng 5 ở Hồ Toya ở Hokkaido ở đó mặt trời mọc vào khoảng 04:10 sáng do ở vĩ độ cao. Lúc 03:40 sáng, tôi tìm cách ghi lại một thế giới màu xanh thay đổi từng phút.



Ví dụ tệ
Màu xanh trở nên yếu hơn nếu ảnh được chụp sau khi mặt trời đã mọc.


Điểm 2: Ánh sáng – Cài đặt cân bằng trắng thành ‘Daylight’ để có màu sắc giống như chúng ta nhìn thấy

Khoảng thời gian trước bình minh, ngay trước khi mặt trời mọc vào mỗi sáng, cũng là lúc bầu trời có ánh sáng màu xanh dương. Đó là lý do tại sao khoảng thời gian này cũng được gọi là “giờ màu xanh”. Nếu bạn cài đặt cân bằng trắng thành Daylight, ánh sáng màu xanh sẽ được khắc họa như bạn nhìn thấy bằng mắt thường, tái tạo không khí mát dịu của buổi sáng. Tuy nhiên, với Auto White Balance, tông màu sẽ được chỉnh lại.



Điểm 3: Chức năng chụp – Tốc độ cửa trập thấp để có được mặt nước mịn màng hơn
Điểm 4: Xử lý – Sử dụng Picture Style để có hoàn thiện màu xanh sống động

Xem tiếp các yếu tố còn lại qua website: https://zshop.vn/blogs/4-diem-chinh-khi-chup-phong-canh-truoc-binh-minh.html