Hiển thị các bài đăng có nhãn chụp ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chụp ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!

Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!

Sau khi mua một chiếc đèn flash gắn ngoài, hãy lắp nó vào máy ảnh và thử chụp một vài tấm. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thủ tục thao tác của hệ thống đèn flash Tự Động E-TTL dùng máy ảnh EOS 600D và đèn Speedlite 430EX II. 

Chụp ảnh có đèn flash gắn ngoài dễ dàng hơn bạn tưởng nhiều một khi bạn đã nắm bắt được lý thuyết cơ bản và vai trò của từng chức năng. Vì thao tác khác nhau tùy mẫu máy được sử dụng, vui lòng tham khảo tài liệu hướng dẫn để biết mô tả chi tiết.


Bước 1: Bật Nguồn Sau Khi Lắp Đèn Flash Vào Máy Ảnh

Lắp đèn flash ngoài vào khe gắn đèn trên đỉnh máy ảnh. Một khi đã lắp hẳn, trượt cần khóa chân lắp để khóa cố định. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Phải tắt nguồn đèn flash trước khi gắn vào hoặc tháo ra khỏi khe gắn đèn.



Trượt chân lắp của đèn flash vào hẳn khe gắn đèn.





Sau đó, trượt, cần khóa chân lắp cho đến khi nghe tiếng cách, cho thấy nó đã được khóa. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Để tháo đèn flash ra khỏi khe gắn đèn, trượt cần khóa theo hướng ngược lại trong khi nhấn nút nhả khóa.



Thủ thuật: Không được kết hợp các loại pin khác nhau




Khi thay pin, đảm bảo rằng tất cả pin đều mới và có cùng hiệu. Không được sử dụng kết hợp pin cũ và mới, có hiệu khác nhau, hoặc pin kiềm và pin lithium. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của pin, mà còn có thể dẫn đến những vấn đề chẳng hạn như rò rỉ pin.

Bước 2: Cài Đặt Lại Các Thiết Lập Đèn Flash

Đối với các máy ảnh có trình đơn Flash control, có thể dễ dàng cài đặt lại các chức năng đèn flash và Các Chức Năng Tùy Chỉnh của đèn Speedlite ngoài. Để tránh những lỗi chẳng hạn như các thiết lập được để lại từ lần sử dụng trước, sẽ an toàn hơn khi cài đặt lại ngay từ đầu.
Cách cài đặt lại các thiết lập đèn flash
1
2


3

Lắp đèn flash vào máy ảnh, sau đó cài đặt chế độ chụp thành một trong các chế độ Creative Zone chẳng hạn như Program AE (P) dùng Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ. Nhấn nút MENU trên máy ảnh và chọn [Flash control] từ [Shooting menu] (ở một số mẫu máy, [Set-up menu]). Chọn [External flash function setting] (1), và nhấn nút INFO (ở một số mẫu máy, nút DISP) để khởi động [Clear Speedlite settings] (2). Sau đó chọn [OK] (3). Đối với EOS 70D và EOS 700D, chọn [Clear settings] trong màn hình (1), sau đó chọn [Clear external flash set.] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.

Cài Đặt Lại Các Thiết Lập Chức Năng Tùy Chỉnh Đèn Flash
1
2


Chọn [Clear external flash Custom Functions settings] từ màn hình [Flash control] (1). Chọn [OK] và nhấn nút SET trong màn hình [Clear external flash Custom Functions settings] (2) sẽ cài đặt lại các thiết lập đèn flash ngoài. Đối với EOS 70D và EOS 700D, chọn [Clear settings] trong màn hình (1), sau đó chọn [Clear external flash Custom Functions settings] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.

Bước 3: Chọn một Chế Độ Đèn Flash

Hoặc chọn chế độ E-TTL hoặc Manual flash cho đèn flash. Có thể điều chỉnh các thiết lập đèn flash trên máy ảnh hoặc đèn flash. Chọn E-TTL flash khi bạn muốn chụp ảnh nhanh với toàn bộ ảnh ở mức phơi sáng tiêu chuẩn, và đèn flash thủ công để chụp ảnh có đèn flash đẳng cấp chuyên nghiệp chẳng hạn như bằng cách sử dụng nhiều đèn flash để tạo ra hiệu ứng bóng.


Để cài đặt đèn flash bằng máy ảnh, chọn Flash mode từ External flash function settings. Để tự động điều chỉnh công suất đèn flash, chọn E-TTL.




Nhấn nút MODE, và chọn ETTL hoặc M.

Thủ thuật: Điều chỉnh công suất đèn flash khi dùng đèn flash thủ công



Màn Hình Thiết Lập của Trình Đơn Máy Ảnh


Màn Hình Thiết Lập trên đèn flash

Hạng mục Flash output sẽ xuất hiện trong trình đơn máy ảnh (không xuất hiện ở chế độ E-TTL flash) khi cài đặt chế độ Manual flash. Số chỉ dẫn công suất đèn flash thủ công được cho biết dưới dạng 1/1 đối với công suất hoàn chỉnh của đèn flash đã gắn, 1/2 đối với một nửa công suất đèn flash, và 1/4 đối với một phần tư công suất hoàn chỉnh cảu đèn flash. Vui lòng lưu ý rằng phương pháp này khác với bù phơi sáng bằng đèn flash của tùy chọn E-TTL. Đối với đèn Speedlite 430EX II, theo thông tin được hiển thị trong ảnh, theo đó bạn nhấn và giữ nút SEL/SET một lúc, chọn công suất đèn flash dùng các nút +/-, và nhấn nút SEL/SET một lần nữa để xác nhận lựa chọn.
Thủ thuật: Có thể cài đặt nhiều đèn flash với Speedlite 600EX-RT hoặc Speedlite 580 EX II



Speedlite 600EX-RT và Speedlite 580 EX II được trang bị thêm một chế độ Multi flash. Các bước cài đặt nhiều đèn flash là giống với các bước cài đặt chế độ E-TTL và Manual flash, và có thể thực hiện các bước này trên máy ảnh hoặc đèn flash.

Bước 4: Chọn một Chế Độ Chụp

Chọn chế độ chụp phù hợp với ý định và nội dung của ảnh bạn muốn chụp. Chụp ảnh có đèn flash có thể được sử dụng ở bất kỳ chế độ chụp nào.


Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ và chọn chế độ chụp mong muốn. Chọn Shutter-priority AE khi bạn muốn chụp các đối tượng chuyển động và không bị nhòe, hoặc sử dụng hiệu ứng nhòe để thể hiện sự chuyển động. Chọn Aperture-priority AE nếu bạn muốn điều chỉnh chiều sâu trường ảnh để sử dụng hiệu ứng bokeh, hoặc để tạo một ảnh có nét dày. Lựa chọn dựa trên ý định của bạn.

Thủ thuật: Bạn có thể chọn bất kỳ chế độ chụp nào với E-TTL flash



Đỏ: Creative Zone

Xanh dương: Basic Zone

Nếu chế độ đèn flash được chọn là E-TTL, có thể thực hiện chụp ảnh có đèn flash ở bất kỳ chế độ chụp nào trong Basic Zone và Creative Zone của máy ảnh. Tuy nhiên, không thể thực hiện bù phơi sáng bằng đèn flash ở chế độ Full Auto và các chế độ cảnh. Do đó, Program AE, Aperture-priority AE và Shutter-priority AE dễ sử dụng hơn nếu bạn muốn chuyển tải ý định của mình trong ảnh. Mặt khác, nên sử dụng chế độ chụp bù phơi sáng thủ công khi chọn chế độ đèn flash thủ công. Xác định các thiết lập chẳng hạn như khẩu độ, tốc độ cửa trập và độ nhạy sáng ISO tùy vào ý định chụp, và bạn có thể điều chỉnh công suất đèn flash bằng tay dựa trên các điều kiện này.


Bước 5: Chọn một Chế Độ Đồng Bộ Cửa Trập

Chọn một chế độ đồng bộ cửa trập sau khi chọn chế độ chụp. Sử dụng High-speed sync khi tốc độ cửa trập mong muốn cao hơn tốc độ tối đa mà đèn flash có thể đồng bộ. Cân nhắc sử dụng đồng bộ màn chắn đầu tiên hoặc đồng bộ màn chắn thứ hai đối với các ảnh phơi sáng lâu. Để thực hiện cài đặt dùng trình đơn máy ảnh, chọn chế độ mong muốn từ [Shutter synchronization] trong [External flash function settings]. Để cài đặt bằng đèn flash, nhấn nút High-speed sync (FP flash)/Shutter-curtain synchronization. Nhấn nút này mỗi lần sẽ cho phép chuyển đổi giữa đồng bộ tốc độ cao và đồng bộ cửa trập-màn chắn.

Màn hình thiết lập của máy ảnh




Để thực hiện cài đặt bằng máy ảnh, hãy chọn [Shutter sync.] từ [External flash func. setting] và chọn hạng mục.

Màn hình thiết lập của đèn flash



Đặt thành High-speed Sync


Đặt thành 2nd Curtain Sync

Bước 6: Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO

Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO trực tiếp ảnh hưởng đến phơi sáng và hoàn thiện của ảnh. Có thể điều chỉnh độ nhạy sáng ISO khi ảnh tối hơn mong muốn, hoặc khi tốc độ cửa trập đã chọn chậm hơn mong muốn. Để điều chỉnh thiết lập ISO, nhấn nút ISO trên máy ảnh, và chọn một độ nhạy sáng ISO chẳng hạn bằng cách dùng Bánh Xe Chính.

Thủ thuật: Hình ảnh của ảnh sẽ thay đổi rất nhiều với độ nhạy sáng ISO khác nhau khi chụp có đèn flas


Chụp dùng ISO 100


Chụp dùng ISO 1600


Trong chụp ảnh có đèn flash, có thể điều chỉnh độ sáng chung của ảnh bằng cách thay đổi độ nhạy sáng ISO. Với độ nhạy sáng ISO cao, độ nhạy của cảm biến hình ảnh với ánh sáng sẽ tăng và ánh sáng khuếch tán yếu từ đèn flash có thể không phát hiện được ở độ nhạy sáng ISO thấp có thể được chụp và phản xạ trong ảnh, do đó dẫn đến ảnh chung sáng hơn. Tuy nhiên, vì khó đo những thay đổi ở mức phơi sáng khi độ nhạy sáng ISO thay đổi, bạn nên chụp thử cùng với các thay đổi độ nhạy sáng ISO. Một độ nhạy sáng ISO cao hơn cũng hiệu quả để chống rung máy hoặc chuyển động của đối tượng ở cả chụp ảnh bình thường lẫn chụp ảnh có đèn flash.

Bước 7: Xác Định Độ Sáng Nền Sau Dùng Bù Phơi Sáng

Thông thường, trong chụp ảnh có đèn flash, ánh sáng từ đèn flash không vươn đến nền sau. Trong tình huống như thế, có thể áp dụng Bù Phơi Sáng để điều chỉnh độ sáng của nền sau. Bù phơi sáng có thể dựa trên những điều chỉnh độ sáng ngoài phạm vi có thể chiếu sáng bởi ánh sáng từ đèn flash. Ở các mẫu máy có thông số trung bình và cao, có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn hờ nút cửa trập. Đối với các mẫu máy không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, có thể điều chỉnh bù phơi sáng bằng cách vận hành Bánh Xe Chính trong khi nhấn và giữa nút Bù Phơi Sáng.

Nút bù phơi sáng và Bánh Xe Chính



Đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Chính trong khi nhấn và giữ nút Bù Phơi Sáng. Xoay bánh xe sang phải sẽ tăng độ sáng, trong khi xoay sang trái sẽ làm cho ảnh tối hơn.

Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh của các mẫu máy có thông số trung bình và cao



Có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn hờ nút cửa trập. Xoay bánh xe sang phải sẽ tăng bù độ sáng, và xoay sang trái sẽ giảm độ sáng.

Bước 8: Xác Định Độ Sáng của Đối Tượng Dùng Công Suất Đèn Flash

Để điều chỉnh độ sáng của một đối tượng trong phạm vi của đèn flash, hãy điều chỉnh công suất đèn flash. Dùng bù phơi sáng nếu bạn dùng chế độ E-TTL flash. Chỉ có công suất đèn flash thay đổi trong thao tác bù phơi sáng bằng đèn flash. Do đó, chỉ có thể làm dịu độ sáng của đối tượng trong phạm vi của đèn flash mà không ảnh hưởng đến độ sáng của nền sau. Đối với các mẫu máy có thông số trung bình và cao, các điều chỉnh được thực hiện bằng cách nhấn nút Bù Phơi Sáng và xoay Bánh Xe Chính. Đối với các máy ảnh chẳng hạn như EOS 600D, không được trang bị nút bù phơi sáng bằng đèn Flash, nhấn nút Quick Control (Điều Khiển Nhanh) để hiển thị menu Quick Control, và thực hiện các điều chỉnh cần thiết ở đó. Nếu chọn chế độ Manual flash, có thể trực tiếp điều chỉnh công suất đèn flash.



Bù phơi sáng bằng đèn flash của máy ảnh


Thủ thuật: Bù phơi sáng thông qua máy ảnh




Có thể trực tiếp cài đặt bù phơi sáng bằng đèn flash trên đèn flash đối với các mẫu chẳng hạn như Speedlite 430EX II, Speedlite 580EX II, và Speedlite 600EX-RT. Tuy nhiên, khi làm như thế, các thiết lập đã cho biết trên đèn flash sẽ được ưu tiên, và mất khả năng điều chỉnh trên máy ảnh. Do đó, khi chụp ảnh có đèn flash, bạn nên điều chỉnh bù phơi sáng bằng đèn flash trên máy ảnh.

Bước 9: Điều Chỉnh Góc của Đầu Đèn Flash

Bằng cách dùng đèn flash ngoài có đầu đèn flash điều chỉnh được, có thể điều chỉnh góc đèn flash để cải thiện kết quả của ảnh. Cũng sẽ có thể sử dụng ánh sáng phản xạ bằng cách phản xạ ánh sáng từ một bức tường hoặc trần nhà để có hoàn thiện mịn hơn. Phẩm chất cao nhất của chụp ảnh có đèn flash dùng máy ảnh số sẽ là khả năng chụp được số ảnh chụp thử mong muốn. Khi ảnh không phù hợp, cách ngắn nhất để cải thiện sẽ là thực hành lặp đi lặp lại bằng cách thay đổi các thiết lập chẳng hạn như chế độ chụp, chế độ đồng bộ, và độ nhạy sáng ISO.



Có thể điều chỉnh góc của đầu đèn flash. Tìm góc phù hợp nhất với ý định nhiếp ảnh của bạn

Thủ thuật: Không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn điều chỉnh góc của đèn flash



Cài đặt bằng máy ảnh


Cài đặt bằng đèn flash

Một chiếc đèn flash ngoài thực sự sẽ cho phép không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn cho phép điều chỉnh góc của đèn flash (chiều rộng bao phủ của đèn). Điều chỉnh góc đèn flash sẽ giúp mở rộng phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh của bạn. Để thực cài đặt trên máy ảnh, chọn [Zoom] trong trình đơn [External flash function settings], và chọn một độ dài tiêu cự (góc ngắm). Để cài đặt bằng đèn flash, nhấn nút Zoom và chọn độ dài tiêu cự dùng nút +/-, sau đó xác nhận lựa chọn dùng nút SEL/SET. 

Phạm vi bao phủ tối ưu của đèn flash sẽ được chọn tự động cho khớp với ống kính được sử dụng khi chọn Auto trên máy ảnh (M của M Zoom sẽ không xuất hiện trên đèn flash). Đối với đèn Speedlite 320 EX và Speedlite 270 EX II, điều chỉnh được thực hiện trong hai giai đoạn bằng cách dùng tay kéo đầu đèn flash ra.
10 Mẹo Tận Dụng Khoảng Tối Trong Nhiếp Ảnh

10 Mẹo Tận Dụng Khoảng Tối Trong Nhiếp Ảnh

Nếu nói nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng, thì những khoảng tối đóng vai trò như những điểm nhấn mạnh mẽ. Các khoảng tối tạo ra hình dáng, biến một tấm ảnh hai chiều thành một sản phẩm ba chiều, khiến cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. 


Thậm chí bóng tối còn có thể trở thành một chủ thể riêng biệt trong ảnh, dưới đây là mười mẹo giúp bạn có thể tận dụng được những khoảng tối trong quá trình chụp ảnh của mình:


Tấm ảnh này được Marsel Van Oosten, nhiếp ảnh gia thiên nhiên, chụp lại một chú gấu xám trong ánh hoàng hôn ở công viên quốc gia Katmai, Alaska. Oosten chụp ở chế độ chụp liên tục với máy Nikon D2Xs, ống kính 600mm f/4G AF-S Nikkor ED; tốc độ 1/2000 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 200.

1. Hãy chụp lại bóng đổ:

Kỹ thuật chụp bóng đổ này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt, tránh chụp những tấm ảnh có màu đen “chết” (mất chi tiết). Kỹ thuật này dễ thực hiện nhất là khi chủ thể đang ở ngược hướng ánh sáng; để có được bóng đổ một cách hoàn hảo nhất, bạn cần tránh đo sáng ở khu vực phông nền có ánh sáng mạnh.

• Mẹo: tạo ra chiều sâu cho tấm ảnh bằng cách bắt lấy ánh sáng ven chiếu lên chủ thể; chụp ở chế độ liên tục đối với các loài động vật hoặc chủ thể chuyển động như chú gấu ở trên.

2. Sử dụng bóng cây đổ để làm nổi bật lên chi tiết của chủ thể:

Trong nhiếp ảnh, ánh sáng mặt trời đứng đỉnh đầu vào giữa trưa được xem là điều kiện ánh sáng tiêu cực và không phù hợp cho ảnh ngoại cảnh, tuy nhiên khi chụp trong khu vực dưới tán cây với ánh sáng này thì lại cho ra bóng đổ rất đẹp, làm nổi rõ các chi tiết của chủ thể và cho ra hình ảnh có ánh sáng có ấn tượng mạnh.

• Mẹo: Với ánh sáng giữa trưa, bạn có thể chụp ở dưới những chiếc dù hoặc dưới tán cây.


Đối với ảnh chân dung vào thời điểm giờ xanh (blue hour), hãy chụp với phần phông nền thiếu sáng một chút. Tấm ảnh trên được chụp bởi Sarah Belin; Nikon D40X với ống kính 18–55mm f/3.5–5.6 Nikkor; tốc 1/1000 giây khẩu độ f/4.8, ISO 800.

3. Sử dụng các tấm “hắt sáng” để làm nổi chi tiết:

Sử dụng các tấm nền hay tấm hắt sáng tối màu, màu đen đã trở thành kỹ thuật khá phổ biến với các nhiếp gia chân dung hoặc nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Kỹ thuật này có thể làm giảm độ gắt của những khu vực quá sáng, giảm sự hắt bóng của đèn flash studio, và làm tăng chi tiết của các vùng tối.

• Mẹo: Bạn có thể tạo ra những khu vực đổ bóng hoàn toàn, tận dụng mảng tối để tạo ra những bức ảnh có cảm xúc bí ẩn.

4. Khử nhiễu ở các mảng tối:

Các mảng tối của một tấm ảnh thường có độ nhiễu lớn hơn nhiều so với các mảng sáng, vốn là một vấn đề lớn trong ảnh phơi ban đêm. Tính năng khử nhiễu đối với các tấm ảnh có thời gian phơi sáng lâu trên các máy DSLR hiện tại sẽ chụp lại một khung hình đen hoàn toàn, và dùng khung hình này làm một lớp ảnh phụ để giảm nhiễu cho khung hình chính. Tính năng này có thể làm tăng gấp đôi thời gian chụp của bạn nhưng lại cho ra các tấm ảnh có chất lượng tốt hơn.

• Mẹo: Bạn có thể chuyển các tấm ảnh có mảng tối lớn hoặc ISO cao sang trắng đen, lúc này hiện tượng nhiễu sẽ được giảm đáng kể.



Sử dụng bù trừ sáng sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp hơn khi chụp các sự kiện âm nhạc với sân khấu ít ánh sáng. Ảnh: Jeanette D. Moses

5. Sử dụng mảng tối để tạo hiệu ứng ba chiều:
Không phải ngẫu nhiên mà các nhiếp ảnh gia phong cảnh cực kỳ ưa thích “giờ vàng”, thời điểm ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, lý do không chỉ đơn giản nằm ở màu sắc. Lúc này ánh sáng có góc chiếu cực thấp, tạo ra các mảng tối đem lại hiệu ứng ánh sáng ba chiều, với góc chụp từ hướng Nam hoặc Bắc cho hiệu ứng mạnh nhất.

• Mẹo: Đối với các mảng tối trong ảnh phong cảnh, hãy đo sáng vào vùng có ánh sáng sáng trung bình.

6. Sử dụng tính năng bù trừ sáng:

Nếu khung cảnh xung quanh bị thiếu sáng, thì bạn nên sử dụng hệ thống bù trừ sáng để giữ nguyên các mảng tối trong ảnh (như ảnh dưới), và hãy luôn nhớ rằng hệ thống này làm việc ngay cả đối với chế độ Manual. Đừng quá để ý đến biểu đồ sáng hoàn hảo, trên thực tế trong điều kiện này biểu đồ sẽ bị lệch sang trái do quá nhiều mảng tối.

• Mẹo: Đừng quên việc cân bằng trắng – hãy sử dụng cân bằng trắng tungsten khi chụp với ánh sáng mặt trời ban ngày đối với khung cảnh này, để cân bằng với sự chênh lệch ánh sáng mạnh.



Sử dụng đèn flash để đánh sáng chủ thể mà vẫn giữ được khung nền tối. Ảnh: Stan Horaczek.

7. Biến ngày thành đêm:


Bạn có thể khiến cho khung cảnh ban ngày biến thành ban đêm bằng cách chụp thiếu sáng, đến 4 stop. Sau đó, bạn có thể tạo ra ấn tượng mạnh cho tấm ảnh bằng cách thêm các điểm sáng vào các chi tiết như đèn đường hoặc cửa sổ trong quá trình hậu kỳ.

• Mẹo: ở thể loại này, bạn có thể sử dụng kính lọc ND để giảm ánh sáng đi vào cảm biến, tạo ra hiệu ứng nước hoặc cây cối chuyển động (do thời gian chụp kéo dài hơn).

8. Thêm ánh sáng vào mảng tối:

Để gia tăng thêm độ ấn tượng cho tấm ảnh, hãy sử dụng đèn flash cho tiền cảnh đối với các trường hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng yếu. Ví dụ như chụp bằng flash để chiếu sáng chủ thể người ở thời điểm gần với “giờ xanh” (blue hour) cho ra kết quả cực kỳ hiệu quả. Hãy nhớ giữ cho phần nền có ánh sáng yếu; điều này tạo ra cảm giác thực tế hơn, chỉnh công suất đèn flash xuống -1 đền -2 EV.

• Mẹo: Hãy điều chỉnh sao cho ánh sáng trông giống như ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các lớp lọc màu dành cho flash, luôn chọn chế độ cân bằng trắng daylight.



9. Tạo ra chi tiết cho mảng tối:

Một bức ảnh chân dung hoặc tĩnh vật trông như được chụp với ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ có thể có được hiệu ứng của các loại film noir vào những nào 40, 50 thế kỷ trước.

• Mẹo: Hãy tạo ra bóng đổ với các kiểu hoa văn khác nhau bằng cách đặt những tấm lọc có hoa văn ngay phía trước đèn flash.

10. Khung hình trong khung hình

Sử dụng những đường hầm, hoặc cửa sổ làm phần tiền cảnh với ánh sáng yếu, biến những chi tiết này thành một khung hình tự nhiên trong chính khung hình bạn, hãy chú ý đo sáng ở khu vực bên trong “khung hình” tự nhiên này.

• Mẹo: Bạn có thể tìm thấy những khung hình tự nhiên này ở bất cứ đâu, nhất là trong các đô thị.

Cách thức chụp ảnh đổ bóng ấn tượng

Cách thức chụp ảnh đổ bóng ấn tượng

Áp dụng những cách thức này, bạn sẽ thực hiện được những bức ảnh ấn tượng với hiệu ứng bóng đổ trên nền ánh sáng tuyệt đẹp.

Và 5 bước chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng chụp được các bức ảnh bóng đổ đẹp ngoạn mục:

Tạo phối cảnh

Để tạo được hiệu ứng bóng đổ với bất cứ chủ đề nào thì tay máy luôn phải đặt phía sau đối tượng cần chụp. Phía trước đối tượng là nền bối cảnh tươi sáng và máy ảnh đặt ở vị trí có bóng tối và thiếu ánh sáng.
Trong điều kiện như vậy, sẽ làm cho ảnh chụp có được độ tương phản cao. Hoàng hôn là thời điểm lý tưởng để thực hiện các bức ảnh loại này. Bạn có thể sử dụng thêm phụ kiện ống kính UV để chụp người và chụp vật thể nổi bật trên nền trời.



2. Tắt đèn flash của máy ảnh

Đó là yếu tố rất quan trọng để nền ảnh được lộ rõ, và để loại bỏ hết ánh sáng ra khỏi chủ đề. Do vậy, bạn phải cài đặt đèn flash từ chế độ tự động chuyển sang chế độ tắt không sử dụng.


3. Chỉ để lộ hình nền, không lộ đối tượng cần chụp


Các máy ảnh số đời mới đều có chế độ chụp hình thông minh, làm lộ rõ đối tượng với màu sắc tươi tắt dù ở điều kiện thiếu ánh sáng. Vì vậy, khi chụp ảnh bóng đổ, bạn nên tắt chức năng kiểm soát phơi sáng tự động.
Nếu trên máy ảnh có nút khoá phơi sáng, bạn quay ống kính về phía có nền sáng và bấm vào nút đó. Bạn giữ nguyên nút bấm để điều chỉnh màu sắc cho ưng ý và thực hiện ảnh chụp.
Bạn cũng có thể cài đặt lại tốc độ màn trập nhanh hơn của chế độ phơi sáng tự động trong khi giương ống kính máy ảnh rọi vào nền sáng.
Sử dụng các chức năng tự động làm cho màn trập và khẩu độ ưu tiên sẽ thiết lập mức độ trung bình tiếp xúc giữa cảnh nền và chủ đề. Vì thế, thay đổi lại các cài đặt, bạn sẽ chụp được các hình bóng trông rất ấn tượng.



4. Đặt tiêu điểm vào chủ đề cần chụp

Chế độ tiêu điểm ống kính cũng phải được lưu ý khi bạn chụp ảnh bóng đổ. Tuỳ thuộc vào cài đặt mà có thể làm cho máy ảnh đặt tiêu điểm trên cảnh nền.
Trong khi yêu cầu của ảnh bóng đổ là chủ đề phải sắc nét và nổi bật. Do đó bạn cần kiểm tra lại tiêu điểm sau mỗi lần bấm máy chụp bởi vì chế độ này có thể được thiết lập tự động cho phù hợp với ảnh chụp trước.
Để đảm bảo tuyệt đối, bạn nên chuyển sang chế độ chỉnh tiêu điểm của máy ảnh sang chế độ điều chỉnh bằng tay.



5. Hoàn thiện ảnh bằng phần mềm

Photoshop Elements
Ống kính máy ảnh có thể làm cho các hình ảnh chụp được chưa được hoàn mỹ. Đặc biệt là chủ đề đổ bóng nhưng chưa đủ độ tối, nó vẫn cần phải được hiệu chỉnh bằng Photoshop.
Bạn có thể dùng công cụ Burn của Photoshop Elements để bổ sung màu sắc cho các chi tiết được hoàn thiện.