Thậm chí bóng tối còn có thể trở thành một chủ thể riêng biệt trong ảnh, dưới đây là mười mẹo giúp bạn có thể tận dụng được những khoảng tối trong quá trình chụp ảnh của mình:
Tấm ảnh này được Marsel Van Oosten, nhiếp ảnh gia thiên nhiên, chụp lại một chú gấu xám trong ánh hoàng hôn ở công viên quốc gia Katmai, Alaska. Oosten chụp ở chế độ chụp liên tục với máy Nikon D2Xs, ống kính 600mm f/4G AF-S Nikkor ED; tốc độ 1/2000 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 200.
1. Hãy chụp lại bóng đổ:
Kỹ thuật chụp bóng đổ này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt, tránh chụp những tấm ảnh có màu đen “chết” (mất chi tiết). Kỹ thuật này dễ thực hiện nhất là khi chủ thể đang ở ngược hướng ánh sáng; để có được bóng đổ một cách hoàn hảo nhất, bạn cần tránh đo sáng ở khu vực phông nền có ánh sáng mạnh.
• Mẹo: tạo ra chiều sâu cho tấm ảnh bằng cách bắt lấy ánh sáng ven chiếu lên chủ thể; chụp ở chế độ liên tục đối với các loài động vật hoặc chủ thể chuyển động như chú gấu ở trên.
2. Sử dụng bóng cây đổ để làm nổi bật lên chi tiết của chủ thể:
Trong nhiếp ảnh, ánh sáng mặt trời đứng đỉnh đầu vào giữa trưa được xem là điều kiện ánh sáng tiêu cực và không phù hợp cho ảnh ngoại cảnh, tuy nhiên khi chụp trong khu vực dưới tán cây với ánh sáng này thì lại cho ra bóng đổ rất đẹp, làm nổi rõ các chi tiết của chủ thể và cho ra hình ảnh có ánh sáng có ấn tượng mạnh.
• Mẹo: Với ánh sáng giữa trưa, bạn có thể chụp ở dưới những chiếc dù hoặc dưới tán cây.
Đối với ảnh chân dung vào thời điểm giờ xanh (blue hour), hãy chụp với phần phông nền thiếu sáng một chút. Tấm ảnh trên được chụp bởi Sarah Belin; Nikon D40X với ống kính 18–55mm f/3.5–5.6 Nikkor; tốc 1/1000 giây khẩu độ f/4.8, ISO 800.
3. Sử dụng các tấm “hắt sáng” để làm nổi chi tiết:
Sử dụng các tấm nền hay tấm hắt sáng tối màu, màu đen đã trở thành kỹ thuật khá phổ biến với các nhiếp gia chân dung hoặc nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Kỹ thuật này có thể làm giảm độ gắt của những khu vực quá sáng, giảm sự hắt bóng của đèn flash studio, và làm tăng chi tiết của các vùng tối.
• Mẹo: Bạn có thể tạo ra những khu vực đổ bóng hoàn toàn, tận dụng mảng tối để tạo ra những bức ảnh có cảm xúc bí ẩn.
4. Khử nhiễu ở các mảng tối:
Các mảng tối của một tấm ảnh thường có độ nhiễu lớn hơn nhiều so với các mảng sáng, vốn là một vấn đề lớn trong ảnh phơi ban đêm. Tính năng khử nhiễu đối với các tấm ảnh có thời gian phơi sáng lâu trên các máy DSLR hiện tại sẽ chụp lại một khung hình đen hoàn toàn, và dùng khung hình này làm một lớp ảnh phụ để giảm nhiễu cho khung hình chính. Tính năng này có thể làm tăng gấp đôi thời gian chụp của bạn nhưng lại cho ra các tấm ảnh có chất lượng tốt hơn.
• Mẹo: Bạn có thể chuyển các tấm ảnh có mảng tối lớn hoặc ISO cao sang trắng đen, lúc này hiện tượng nhiễu sẽ được giảm đáng kể.
Sử dụng bù trừ sáng sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp hơn khi chụp các sự kiện âm nhạc với sân khấu ít ánh sáng. Ảnh: Jeanette D. Moses
5. Sử dụng mảng tối để tạo hiệu ứng ba chiều:
Không phải ngẫu nhiên mà các nhiếp ảnh gia phong cảnh cực kỳ ưa thích “giờ vàng”, thời điểm ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, lý do không chỉ đơn giản nằm ở màu sắc. Lúc này ánh sáng có góc chiếu cực thấp, tạo ra các mảng tối đem lại hiệu ứng ánh sáng ba chiều, với góc chụp từ hướng Nam hoặc Bắc cho hiệu ứng mạnh nhất.
• Mẹo: Đối với các mảng tối trong ảnh phong cảnh, hãy đo sáng vào vùng có ánh sáng sáng trung bình.
6. Sử dụng tính năng bù trừ sáng:
Nếu khung cảnh xung quanh bị thiếu sáng, thì bạn nên sử dụng hệ thống bù trừ sáng để giữ nguyên các mảng tối trong ảnh (như ảnh dưới), và hãy luôn nhớ rằng hệ thống này làm việc ngay cả đối với chế độ Manual. Đừng quá để ý đến biểu đồ sáng hoàn hảo, trên thực tế trong điều kiện này biểu đồ sẽ bị lệch sang trái do quá nhiều mảng tối.
• Mẹo: Đừng quên việc cân bằng trắng – hãy sử dụng cân bằng trắng tungsten khi chụp với ánh sáng mặt trời ban ngày đối với khung cảnh này, để cân bằng với sự chênh lệch ánh sáng mạnh.
Sử dụng đèn flash để đánh sáng chủ thể mà vẫn giữ được khung nền tối. Ảnh: Stan Horaczek.
7. Biến ngày thành đêm:
Bạn có thể khiến cho khung cảnh ban ngày biến thành ban đêm bằng cách chụp thiếu sáng, đến 4 stop. Sau đó, bạn có thể tạo ra ấn tượng mạnh cho tấm ảnh bằng cách thêm các điểm sáng vào các chi tiết như đèn đường hoặc cửa sổ trong quá trình hậu kỳ.
• Mẹo: ở thể loại này, bạn có thể sử dụng kính lọc ND để giảm ánh sáng đi vào cảm biến, tạo ra hiệu ứng nước hoặc cây cối chuyển động (do thời gian chụp kéo dài hơn).
8. Thêm ánh sáng vào mảng tối:
Để gia tăng thêm độ ấn tượng cho tấm ảnh, hãy sử dụng đèn flash cho tiền cảnh đối với các trường hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng yếu. Ví dụ như chụp bằng flash để chiếu sáng chủ thể người ở thời điểm gần với “giờ xanh” (blue hour) cho ra kết quả cực kỳ hiệu quả. Hãy nhớ giữ cho phần nền có ánh sáng yếu; điều này tạo ra cảm giác thực tế hơn, chỉnh công suất đèn flash xuống -1 đền -2 EV.
• Mẹo: Hãy điều chỉnh sao cho ánh sáng trông giống như ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các lớp lọc màu dành cho flash, luôn chọn chế độ cân bằng trắng daylight.
9. Tạo ra chi tiết cho mảng tối:
Một bức ảnh chân dung hoặc tĩnh vật trông như được chụp với ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ có thể có được hiệu ứng của các loại film noir vào những nào 40, 50 thế kỷ trước.
• Mẹo: Hãy tạo ra bóng đổ với các kiểu hoa văn khác nhau bằng cách đặt những tấm lọc có hoa văn ngay phía trước đèn flash.
10. Khung hình trong khung hình
Sử dụng những đường hầm, hoặc cửa sổ làm phần tiền cảnh với ánh sáng yếu, biến những chi tiết này thành một khung hình tự nhiên trong chính khung hình bạn, hãy chú ý đo sáng ở khu vực bên trong “khung hình” tự nhiên này.
• Mẹo: Bạn có thể tìm thấy những khung hình tự nhiên này ở bất cứ đâu, nhất là trong các đô thị.
Tấm ảnh này được Marsel Van Oosten, nhiếp ảnh gia thiên nhiên, chụp lại một chú gấu xám trong ánh hoàng hôn ở công viên quốc gia Katmai, Alaska. Oosten chụp ở chế độ chụp liên tục với máy Nikon D2Xs, ống kính 600mm f/4G AF-S Nikkor ED; tốc độ 1/2000 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 200.
1. Hãy chụp lại bóng đổ:
Kỹ thuật chụp bóng đổ này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng tốt, tránh chụp những tấm ảnh có màu đen “chết” (mất chi tiết). Kỹ thuật này dễ thực hiện nhất là khi chủ thể đang ở ngược hướng ánh sáng; để có được bóng đổ một cách hoàn hảo nhất, bạn cần tránh đo sáng ở khu vực phông nền có ánh sáng mạnh.
• Mẹo: tạo ra chiều sâu cho tấm ảnh bằng cách bắt lấy ánh sáng ven chiếu lên chủ thể; chụp ở chế độ liên tục đối với các loài động vật hoặc chủ thể chuyển động như chú gấu ở trên.
2. Sử dụng bóng cây đổ để làm nổi bật lên chi tiết của chủ thể:
Trong nhiếp ảnh, ánh sáng mặt trời đứng đỉnh đầu vào giữa trưa được xem là điều kiện ánh sáng tiêu cực và không phù hợp cho ảnh ngoại cảnh, tuy nhiên khi chụp trong khu vực dưới tán cây với ánh sáng này thì lại cho ra bóng đổ rất đẹp, làm nổi rõ các chi tiết của chủ thể và cho ra hình ảnh có ánh sáng có ấn tượng mạnh.
• Mẹo: Với ánh sáng giữa trưa, bạn có thể chụp ở dưới những chiếc dù hoặc dưới tán cây.
Đối với ảnh chân dung vào thời điểm giờ xanh (blue hour), hãy chụp với phần phông nền thiếu sáng một chút. Tấm ảnh trên được chụp bởi Sarah Belin; Nikon D40X với ống kính 18–55mm f/3.5–5.6 Nikkor; tốc 1/1000 giây khẩu độ f/4.8, ISO 800.
3. Sử dụng các tấm “hắt sáng” để làm nổi chi tiết:
Sử dụng các tấm nền hay tấm hắt sáng tối màu, màu đen đã trở thành kỹ thuật khá phổ biến với các nhiếp gia chân dung hoặc nhiếp ảnh gia chụp sản phẩm. Kỹ thuật này có thể làm giảm độ gắt của những khu vực quá sáng, giảm sự hắt bóng của đèn flash studio, và làm tăng chi tiết của các vùng tối.
• Mẹo: Bạn có thể tạo ra những khu vực đổ bóng hoàn toàn, tận dụng mảng tối để tạo ra những bức ảnh có cảm xúc bí ẩn.
4. Khử nhiễu ở các mảng tối:
Các mảng tối của một tấm ảnh thường có độ nhiễu lớn hơn nhiều so với các mảng sáng, vốn là một vấn đề lớn trong ảnh phơi ban đêm. Tính năng khử nhiễu đối với các tấm ảnh có thời gian phơi sáng lâu trên các máy DSLR hiện tại sẽ chụp lại một khung hình đen hoàn toàn, và dùng khung hình này làm một lớp ảnh phụ để giảm nhiễu cho khung hình chính. Tính năng này có thể làm tăng gấp đôi thời gian chụp của bạn nhưng lại cho ra các tấm ảnh có chất lượng tốt hơn.
• Mẹo: Bạn có thể chuyển các tấm ảnh có mảng tối lớn hoặc ISO cao sang trắng đen, lúc này hiện tượng nhiễu sẽ được giảm đáng kể.
Sử dụng bù trừ sáng sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp hơn khi chụp các sự kiện âm nhạc với sân khấu ít ánh sáng. Ảnh: Jeanette D. Moses
5. Sử dụng mảng tối để tạo hiệu ứng ba chiều:
Không phải ngẫu nhiên mà các nhiếp ảnh gia phong cảnh cực kỳ ưa thích “giờ vàng”, thời điểm ngay sau khi mặt trời mọc và trước khi mặt trời lặn, lý do không chỉ đơn giản nằm ở màu sắc. Lúc này ánh sáng có góc chiếu cực thấp, tạo ra các mảng tối đem lại hiệu ứng ánh sáng ba chiều, với góc chụp từ hướng Nam hoặc Bắc cho hiệu ứng mạnh nhất.
• Mẹo: Đối với các mảng tối trong ảnh phong cảnh, hãy đo sáng vào vùng có ánh sáng sáng trung bình.
6. Sử dụng tính năng bù trừ sáng:
Nếu khung cảnh xung quanh bị thiếu sáng, thì bạn nên sử dụng hệ thống bù trừ sáng để giữ nguyên các mảng tối trong ảnh (như ảnh dưới), và hãy luôn nhớ rằng hệ thống này làm việc ngay cả đối với chế độ Manual. Đừng quá để ý đến biểu đồ sáng hoàn hảo, trên thực tế trong điều kiện này biểu đồ sẽ bị lệch sang trái do quá nhiều mảng tối.
• Mẹo: Đừng quên việc cân bằng trắng – hãy sử dụng cân bằng trắng tungsten khi chụp với ánh sáng mặt trời ban ngày đối với khung cảnh này, để cân bằng với sự chênh lệch ánh sáng mạnh.
Sử dụng đèn flash để đánh sáng chủ thể mà vẫn giữ được khung nền tối. Ảnh: Stan Horaczek.
7. Biến ngày thành đêm:
Bạn có thể khiến cho khung cảnh ban ngày biến thành ban đêm bằng cách chụp thiếu sáng, đến 4 stop. Sau đó, bạn có thể tạo ra ấn tượng mạnh cho tấm ảnh bằng cách thêm các điểm sáng vào các chi tiết như đèn đường hoặc cửa sổ trong quá trình hậu kỳ.
• Mẹo: ở thể loại này, bạn có thể sử dụng kính lọc ND để giảm ánh sáng đi vào cảm biến, tạo ra hiệu ứng nước hoặc cây cối chuyển động (do thời gian chụp kéo dài hơn).
8. Thêm ánh sáng vào mảng tối:
Để gia tăng thêm độ ấn tượng cho tấm ảnh, hãy sử dụng đèn flash cho tiền cảnh đối với các trường hợp chụp ngoại cảnh có ánh sáng yếu. Ví dụ như chụp bằng flash để chiếu sáng chủ thể người ở thời điểm gần với “giờ xanh” (blue hour) cho ra kết quả cực kỳ hiệu quả. Hãy nhớ giữ cho phần nền có ánh sáng yếu; điều này tạo ra cảm giác thực tế hơn, chỉnh công suất đèn flash xuống -1 đền -2 EV.
• Mẹo: Hãy điều chỉnh sao cho ánh sáng trông giống như ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các lớp lọc màu dành cho flash, luôn chọn chế độ cân bằng trắng daylight.
9. Tạo ra chi tiết cho mảng tối:
Một bức ảnh chân dung hoặc tĩnh vật trông như được chụp với ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ có thể có được hiệu ứng của các loại film noir vào những nào 40, 50 thế kỷ trước.
• Mẹo: Hãy tạo ra bóng đổ với các kiểu hoa văn khác nhau bằng cách đặt những tấm lọc có hoa văn ngay phía trước đèn flash.
10. Khung hình trong khung hình
Sử dụng những đường hầm, hoặc cửa sổ làm phần tiền cảnh với ánh sáng yếu, biến những chi tiết này thành một khung hình tự nhiên trong chính khung hình bạn, hãy chú ý đo sáng ở khu vực bên trong “khung hình” tự nhiên này.
• Mẹo: Bạn có thể tìm thấy những khung hình tự nhiên này ở bất cứ đâu, nhất là trong các đô thị.
Play Slots Online at Mapyro - Las Vegas, NV
Trả lờiXóaFree 안산 출장마사지 Slots. Mapyro has a wide 양주 출장샵 range of slots games for 양산 출장마사지 fun and the most popular 남원 출장샵 games, from classic slots to online 안동 출장마사지 table games.