Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật camera. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật camera. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Thiết bị khử nấm mốc UV-Pro của B+W dành cho máy ảnh, ống kính

Thiết bị khử nấm mốc UV-Pro của B+W dành cho máy ảnh, ống kính


Thiết bị khử mốc UV-Pro là một thiết bị có chức năng kiểm soát, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của nấm mốc bên trong máy ảnh, ống kính bằng sóng tia cực tím sâu DUV. Thông thường, các thiết bị ngành ảnh như máy chụp ảnh, máy quay phim, các ống kính, sau khi sử dụng ở môi trường ẩm ướt, nếu người dùng sơ suất không bảo quản cẩn thận trong tủ hút ẩm, hoặc hộp sấy, sẽ có nguy cơ bị nấm mốc, rể tre phát triển bên trong.



Cách sử dụng UV-Pro khá đơn giản. Bạn chỉ cần gắn đúng ngàm tương ứng vào máy ảnh hoặc ống kính, sau đó kích hoạt nút nguồn khoảng 03 giây, đèn xanh trên nút nguồn UV-Pro sẽ sáng và thiết bị sẽ hoạt động trong vòng 02 phút sẽ hoàn tất, thiết bị sẽ tự động tắt và beep báo hiệu. Với máy ảnh, bạn gắn nó vào ngàm gắn ống kính; với ống kính, bạn có thể gắn ở đầu hoặc đuôi ống kính.


B+W cho biết thiết bị UV-Pro sử dụng tia cực tím sâu DUV (với bước sóng nhỏ hơn 300nm) để khử trùng, tiêu huỷ các tế bào cùng khả năng phân tán sinh trưởng của nấm mốc. UV-Pro thiết kế khá nhỏ gọn, sẽ rất phù hợp với những ai đi chụp ảnh quay phim ở những môi trường ẩm ướt.

Tia cực tím sâu hay còn gọi là tia tử ngoại DUV có bước sóng ngắn, mắt người không thấy được, nó ảnh hưởng không tốt đối với mắt và da. Nên B+W đã thiết kế cho UV-Pro có cảm biến ánh sáng, nếu phát hiện có ánh sáng lọt vào trong quá trình khử trùng, bạn sẽ nghe 1 tiếng beep báo và thiết bị sẽ tự động ngắt để bảo vệ. Khi ánh sáng trở về tối thì bộ phát sẽ hoạt động tiếp. Ngoài ra, UV-Pro sẽ tự động tắt sau khi thiết bị chớp tắt đèn 30 lần.


UV-Pro hoạt động bằng pin gắn trong và sạc bằng cổng USB, khi sạc ta sẽ nghe hai tiếng beep và đèn sáng đỏ, khi đầy sẽ đổi màu xanh. Theo B+W khuyến cáo thì ta nên định kỳ sử dụng UV-Pro để bảo vệ thiết bị của mình trong khoảng từ 30-50 ngày 1 lần. Đây cũng có thể là một giải pháp gọn nhẹ để thay thế cho cách sử dụng tủ chống ẩm để bảo quản thiết bị nhiếp ảnh của anh em bấy lâu nay hoặc là giải pháp cho những ai hay di chuyển hoặc hay chụp hình trong những môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao.

B+W UV-Pro được phân phối chính thức tại Việt Nam với giá 2,6 triệu.
Cám ơn công ty Hoằng Quân đã cho Camera Tinh Tế mượn thiết bị để thực hiện bài này.

Một số hình ảnh của B+W UV-Pro:




Như chúng ta điều biết, nấm mốc, rể tre là những thứ rất khó khịu và thường gặp nếu ống kính và máy ảnh của chúng ta nếu không được bảo quản tốt, đúng cách hoặc ta ở gần những nơi quá ẩm thấp, hoặc những nơi có độ ẩm cao… 

Nó chính là nguyên nhân khiến máy ảnh và ống kính bị mù, rể tre, chụp không nét, muốn khắc phục nó cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải can thiệp sâu vào máy hoặc ống kính để chùi, vệ sinh sạch đi và cũng có nhưng trường hợp sẽ không thể vệ sinh được do lớp mốc hoặc rể tre đó nằm trên lớp keo dán hai lớp thấu kính lại với nhau.


Vệ sinh đúng cách cho máy ảnh

Vệ sinh đúng cách cho máy ảnh

Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, laptop-PC có chứa lượng vi khuẩn ẩn nấu cao gấp 200 lần bồn cầu. Trong đó nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây ngộ độc và các bệnh đường ruột. Và Macbook cũng không phải ngoại lệ.

Để loại bỏ vi khuẩn cũng như làm mới, sạch cho Mac Book, bạn cần phải có cách vệ sinh đúng cách. Sau đây là hướng dẫn chi tiết:




Vệ sinh bên ngoài:

Vỏ ngoài: Việc lau lớp vỏ ngoài thường xuyên sẽ giúp chiếc Macbook của bạn luôn sạch đẹp và còn dọn dẹp các ổ vi khuẩn gây hại. Bạn chỉ cần dùng khăn sạch để lau lớp vỏ ngoài, với những vết bẩn bạn có thể thấm nước hoặc cồn để lau sạch.

Chú ý đừng phun nước hay dung dịch lau chùi trực tiếp lên vỏ Macbook, biết đâu nước sẽ len lỏi vào bên trong gây ra những mối nguy hiểm khôn lường cho phần cứng.

Màn hình: Màn hình LCD của Macbook là bộ phận cực kỳ quan trọng nên bạn cần thận trọng khi vệ sinh màn hình.

Chỉ dùng khăn mềm và sạch để lau, tuyệt đối không dùng khăn giấy hay vải thô cứng.

Không phun trực tiếp nước hay dung dịch lên màn hình mà phải phun lên khăn với lượng vừa đủ làm ẩm khăn.

Lau nhẹ nhàng tuyệt đối không được đè mạnh tay, với những vết bẩn khó ra cũng phải kiên nhẫn lau nhẹ nhàng nhiều lần.

Lau theo một chiều.

Sau khi lau bằng khăn ẩm, dùng khăn khô để lau lại.

Bàn phím: Đây là bộ phận mà bạn tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất cũng là nơi vi khuẩn nhiều nhất nên bạn phải vệ sinh bàn phím Macbook hàng ngày.

Dùng cọ mềm và bình khí nén để quét sạch bụi trên bàn phím.

Dùng khăn tẩm cồn để lau từng phím bấm.

Lưu ý: Khi dùng Macbook, bạn nên hạn chế ăn uống để tránh làm thức ăn, nước uống đổ lên bàn phím và cũng không làm lây nhiễm vi khuẩn từ bàn phím đến cơ thể bạn.

Khe tản nhiệt: Làm sạch các khe tản nhiệt sẽ giúp việc thoát hơi nóng cho MacBook hiệu quả hơn. Bạn hãy dùng cọ, khăn lau và bình khí nén để thực hiện.

Cổng giao tiếp: Bạn hãy dùng tăm bông để làm sạch bụi bám bên trong các cổng giao tiếp trên Macbook.

Vệ sinh bên trong

Bên cạnh vệ sinh bên ngoài, bạn cần không được quên vệ sinh bên trong Macbook định kỳ 9-12 tháng/ 1 lần.

Lớp bụi bẩn tích tụ sau thời gian dài Macbook hoạt động là nguyên nhân chính khiến Macbook nóng lên, gây ra nhiều lỗi linh kiện nghiêm trọng.

Việc vệ sinh Macbook bên trong bạn có thể tự thực hiện tại nhà để tiết kiệm chi phí nếu bạn đã có đầy đủ dụng cụ và có kiến thức trong lĩnh vực này.

Nếu chưa có kinh nghiệm vệ sinh Macbook lần nào, khuyên bạn nên mang máy đến cửa hàng vệ sinh Macbook uy tín để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện.

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!

Bắt Đầu Chụp Ảnh Có Đèn Flash trong 9 Bước!

Sau khi mua một chiếc đèn flash gắn ngoài, hãy lắp nó vào máy ảnh và thử chụp một vài tấm. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thủ tục thao tác của hệ thống đèn flash Tự Động E-TTL dùng máy ảnh EOS 600D và đèn Speedlite 430EX II. 

Chụp ảnh có đèn flash gắn ngoài dễ dàng hơn bạn tưởng nhiều một khi bạn đã nắm bắt được lý thuyết cơ bản và vai trò của từng chức năng. Vì thao tác khác nhau tùy mẫu máy được sử dụng, vui lòng tham khảo tài liệu hướng dẫn để biết mô tả chi tiết.


Bước 1: Bật Nguồn Sau Khi Lắp Đèn Flash Vào Máy Ảnh

Lắp đèn flash ngoài vào khe gắn đèn trên đỉnh máy ảnh. Một khi đã lắp hẳn, trượt cần khóa chân lắp để khóa cố định. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Phải tắt nguồn đèn flash trước khi gắn vào hoặc tháo ra khỏi khe gắn đèn.



Trượt chân lắp của đèn flash vào hẳn khe gắn đèn.





Sau đó, trượt, cần khóa chân lắp cho đến khi nghe tiếng cách, cho thấy nó đã được khóa. Bật nguồn máy ảnh, sau đó bật nguồn đèn flash. Để tháo đèn flash ra khỏi khe gắn đèn, trượt cần khóa theo hướng ngược lại trong khi nhấn nút nhả khóa.



Thủ thuật: Không được kết hợp các loại pin khác nhau




Khi thay pin, đảm bảo rằng tất cả pin đều mới và có cùng hiệu. Không được sử dụng kết hợp pin cũ và mới, có hiệu khác nhau, hoặc pin kiềm và pin lithium. Điều đó không chỉ làm giảm tuổi thọ của pin, mà còn có thể dẫn đến những vấn đề chẳng hạn như rò rỉ pin.

Bước 2: Cài Đặt Lại Các Thiết Lập Đèn Flash

Đối với các máy ảnh có trình đơn Flash control, có thể dễ dàng cài đặt lại các chức năng đèn flash và Các Chức Năng Tùy Chỉnh của đèn Speedlite ngoài. Để tránh những lỗi chẳng hạn như các thiết lập được để lại từ lần sử dụng trước, sẽ an toàn hơn khi cài đặt lại ngay từ đầu.
Cách cài đặt lại các thiết lập đèn flash
1
2


3

Lắp đèn flash vào máy ảnh, sau đó cài đặt chế độ chụp thành một trong các chế độ Creative Zone chẳng hạn như Program AE (P) dùng Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ. Nhấn nút MENU trên máy ảnh và chọn [Flash control] từ [Shooting menu] (ở một số mẫu máy, [Set-up menu]). Chọn [External flash function setting] (1), và nhấn nút INFO (ở một số mẫu máy, nút DISP) để khởi động [Clear Speedlite settings] (2). Sau đó chọn [OK] (3). Đối với EOS 70D và EOS 700D, chọn [Clear settings] trong màn hình (1), sau đó chọn [Clear external flash set.] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.

Cài Đặt Lại Các Thiết Lập Chức Năng Tùy Chỉnh Đèn Flash
1
2


Chọn [Clear external flash Custom Functions settings] từ màn hình [Flash control] (1). Chọn [OK] và nhấn nút SET trong màn hình [Clear external flash Custom Functions settings] (2) sẽ cài đặt lại các thiết lập đèn flash ngoài. Đối với EOS 70D và EOS 700D, chọn [Clear settings] trong màn hình (1), sau đó chọn [Clear external flash Custom Functions settings] trong màn hình được hiển thị kế tiếp.

Bước 3: Chọn một Chế Độ Đèn Flash

Hoặc chọn chế độ E-TTL hoặc Manual flash cho đèn flash. Có thể điều chỉnh các thiết lập đèn flash trên máy ảnh hoặc đèn flash. Chọn E-TTL flash khi bạn muốn chụp ảnh nhanh với toàn bộ ảnh ở mức phơi sáng tiêu chuẩn, và đèn flash thủ công để chụp ảnh có đèn flash đẳng cấp chuyên nghiệp chẳng hạn như bằng cách sử dụng nhiều đèn flash để tạo ra hiệu ứng bóng.


Để cài đặt đèn flash bằng máy ảnh, chọn Flash mode từ External flash function settings. Để tự động điều chỉnh công suất đèn flash, chọn E-TTL.




Nhấn nút MODE, và chọn ETTL hoặc M.

Thủ thuật: Điều chỉnh công suất đèn flash khi dùng đèn flash thủ công



Màn Hình Thiết Lập của Trình Đơn Máy Ảnh


Màn Hình Thiết Lập trên đèn flash

Hạng mục Flash output sẽ xuất hiện trong trình đơn máy ảnh (không xuất hiện ở chế độ E-TTL flash) khi cài đặt chế độ Manual flash. Số chỉ dẫn công suất đèn flash thủ công được cho biết dưới dạng 1/1 đối với công suất hoàn chỉnh của đèn flash đã gắn, 1/2 đối với một nửa công suất đèn flash, và 1/4 đối với một phần tư công suất hoàn chỉnh cảu đèn flash. Vui lòng lưu ý rằng phương pháp này khác với bù phơi sáng bằng đèn flash của tùy chọn E-TTL. Đối với đèn Speedlite 430EX II, theo thông tin được hiển thị trong ảnh, theo đó bạn nhấn và giữ nút SEL/SET một lúc, chọn công suất đèn flash dùng các nút +/-, và nhấn nút SEL/SET một lần nữa để xác nhận lựa chọn.
Thủ thuật: Có thể cài đặt nhiều đèn flash với Speedlite 600EX-RT hoặc Speedlite 580 EX II



Speedlite 600EX-RT và Speedlite 580 EX II được trang bị thêm một chế độ Multi flash. Các bước cài đặt nhiều đèn flash là giống với các bước cài đặt chế độ E-TTL và Manual flash, và có thể thực hiện các bước này trên máy ảnh hoặc đèn flash.

Bước 4: Chọn một Chế Độ Chụp

Chọn chế độ chụp phù hợp với ý định và nội dung của ảnh bạn muốn chụp. Chụp ảnh có đèn flash có thể được sử dụng ở bất kỳ chế độ chụp nào.


Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ và chọn chế độ chụp mong muốn. Chọn Shutter-priority AE khi bạn muốn chụp các đối tượng chuyển động và không bị nhòe, hoặc sử dụng hiệu ứng nhòe để thể hiện sự chuyển động. Chọn Aperture-priority AE nếu bạn muốn điều chỉnh chiều sâu trường ảnh để sử dụng hiệu ứng bokeh, hoặc để tạo một ảnh có nét dày. Lựa chọn dựa trên ý định của bạn.

Thủ thuật: Bạn có thể chọn bất kỳ chế độ chụp nào với E-TTL flash



Đỏ: Creative Zone

Xanh dương: Basic Zone

Nếu chế độ đèn flash được chọn là E-TTL, có thể thực hiện chụp ảnh có đèn flash ở bất kỳ chế độ chụp nào trong Basic Zone và Creative Zone của máy ảnh. Tuy nhiên, không thể thực hiện bù phơi sáng bằng đèn flash ở chế độ Full Auto và các chế độ cảnh. Do đó, Program AE, Aperture-priority AE và Shutter-priority AE dễ sử dụng hơn nếu bạn muốn chuyển tải ý định của mình trong ảnh. Mặt khác, nên sử dụng chế độ chụp bù phơi sáng thủ công khi chọn chế độ đèn flash thủ công. Xác định các thiết lập chẳng hạn như khẩu độ, tốc độ cửa trập và độ nhạy sáng ISO tùy vào ý định chụp, và bạn có thể điều chỉnh công suất đèn flash bằng tay dựa trên các điều kiện này.


Bước 5: Chọn một Chế Độ Đồng Bộ Cửa Trập

Chọn một chế độ đồng bộ cửa trập sau khi chọn chế độ chụp. Sử dụng High-speed sync khi tốc độ cửa trập mong muốn cao hơn tốc độ tối đa mà đèn flash có thể đồng bộ. Cân nhắc sử dụng đồng bộ màn chắn đầu tiên hoặc đồng bộ màn chắn thứ hai đối với các ảnh phơi sáng lâu. Để thực hiện cài đặt dùng trình đơn máy ảnh, chọn chế độ mong muốn từ [Shutter synchronization] trong [External flash function settings]. Để cài đặt bằng đèn flash, nhấn nút High-speed sync (FP flash)/Shutter-curtain synchronization. Nhấn nút này mỗi lần sẽ cho phép chuyển đổi giữa đồng bộ tốc độ cao và đồng bộ cửa trập-màn chắn.

Màn hình thiết lập của máy ảnh




Để thực hiện cài đặt bằng máy ảnh, hãy chọn [Shutter sync.] từ [External flash func. setting] và chọn hạng mục.

Màn hình thiết lập của đèn flash



Đặt thành High-speed Sync


Đặt thành 2nd Curtain Sync

Bước 6: Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO

Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO trực tiếp ảnh hưởng đến phơi sáng và hoàn thiện của ảnh. Có thể điều chỉnh độ nhạy sáng ISO khi ảnh tối hơn mong muốn, hoặc khi tốc độ cửa trập đã chọn chậm hơn mong muốn. Để điều chỉnh thiết lập ISO, nhấn nút ISO trên máy ảnh, và chọn một độ nhạy sáng ISO chẳng hạn bằng cách dùng Bánh Xe Chính.

Thủ thuật: Hình ảnh của ảnh sẽ thay đổi rất nhiều với độ nhạy sáng ISO khác nhau khi chụp có đèn flas


Chụp dùng ISO 100


Chụp dùng ISO 1600


Trong chụp ảnh có đèn flash, có thể điều chỉnh độ sáng chung của ảnh bằng cách thay đổi độ nhạy sáng ISO. Với độ nhạy sáng ISO cao, độ nhạy của cảm biến hình ảnh với ánh sáng sẽ tăng và ánh sáng khuếch tán yếu từ đèn flash có thể không phát hiện được ở độ nhạy sáng ISO thấp có thể được chụp và phản xạ trong ảnh, do đó dẫn đến ảnh chung sáng hơn. Tuy nhiên, vì khó đo những thay đổi ở mức phơi sáng khi độ nhạy sáng ISO thay đổi, bạn nên chụp thử cùng với các thay đổi độ nhạy sáng ISO. Một độ nhạy sáng ISO cao hơn cũng hiệu quả để chống rung máy hoặc chuyển động của đối tượng ở cả chụp ảnh bình thường lẫn chụp ảnh có đèn flash.

Bước 7: Xác Định Độ Sáng Nền Sau Dùng Bù Phơi Sáng

Thông thường, trong chụp ảnh có đèn flash, ánh sáng từ đèn flash không vươn đến nền sau. Trong tình huống như thế, có thể áp dụng Bù Phơi Sáng để điều chỉnh độ sáng của nền sau. Bù phơi sáng có thể dựa trên những điều chỉnh độ sáng ngoài phạm vi có thể chiếu sáng bởi ánh sáng từ đèn flash. Ở các mẫu máy có thông số trung bình và cao, có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn hờ nút cửa trập. Đối với các mẫu máy không có Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, có thể điều chỉnh bù phơi sáng bằng cách vận hành Bánh Xe Chính trong khi nhấn và giữa nút Bù Phơi Sáng.

Nút bù phơi sáng và Bánh Xe Chính



Đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Chính trong khi nhấn và giữ nút Bù Phơi Sáng. Xoay bánh xe sang phải sẽ tăng độ sáng, trong khi xoay sang trái sẽ làm cho ảnh tối hơn.

Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh của các mẫu máy có thông số trung bình và cao



Có thể cài đặt mức bù bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn hờ nút cửa trập. Xoay bánh xe sang phải sẽ tăng bù độ sáng, và xoay sang trái sẽ giảm độ sáng.

Bước 8: Xác Định Độ Sáng của Đối Tượng Dùng Công Suất Đèn Flash

Để điều chỉnh độ sáng của một đối tượng trong phạm vi của đèn flash, hãy điều chỉnh công suất đèn flash. Dùng bù phơi sáng nếu bạn dùng chế độ E-TTL flash. Chỉ có công suất đèn flash thay đổi trong thao tác bù phơi sáng bằng đèn flash. Do đó, chỉ có thể làm dịu độ sáng của đối tượng trong phạm vi của đèn flash mà không ảnh hưởng đến độ sáng của nền sau. Đối với các mẫu máy có thông số trung bình và cao, các điều chỉnh được thực hiện bằng cách nhấn nút Bù Phơi Sáng và xoay Bánh Xe Chính. Đối với các máy ảnh chẳng hạn như EOS 600D, không được trang bị nút bù phơi sáng bằng đèn Flash, nhấn nút Quick Control (Điều Khiển Nhanh) để hiển thị menu Quick Control, và thực hiện các điều chỉnh cần thiết ở đó. Nếu chọn chế độ Manual flash, có thể trực tiếp điều chỉnh công suất đèn flash.



Bù phơi sáng bằng đèn flash của máy ảnh


Thủ thuật: Bù phơi sáng thông qua máy ảnh




Có thể trực tiếp cài đặt bù phơi sáng bằng đèn flash trên đèn flash đối với các mẫu chẳng hạn như Speedlite 430EX II, Speedlite 580EX II, và Speedlite 600EX-RT. Tuy nhiên, khi làm như thế, các thiết lập đã cho biết trên đèn flash sẽ được ưu tiên, và mất khả năng điều chỉnh trên máy ảnh. Do đó, khi chụp ảnh có đèn flash, bạn nên điều chỉnh bù phơi sáng bằng đèn flash trên máy ảnh.

Bước 9: Điều Chỉnh Góc của Đầu Đèn Flash

Bằng cách dùng đèn flash ngoài có đầu đèn flash điều chỉnh được, có thể điều chỉnh góc đèn flash để cải thiện kết quả của ảnh. Cũng sẽ có thể sử dụng ánh sáng phản xạ bằng cách phản xạ ánh sáng từ một bức tường hoặc trần nhà để có hoàn thiện mịn hơn. Phẩm chất cao nhất của chụp ảnh có đèn flash dùng máy ảnh số sẽ là khả năng chụp được số ảnh chụp thử mong muốn. Khi ảnh không phù hợp, cách ngắn nhất để cải thiện sẽ là thực hành lặp đi lặp lại bằng cách thay đổi các thiết lập chẳng hạn như chế độ chụp, chế độ đồng bộ, và độ nhạy sáng ISO.



Có thể điều chỉnh góc của đầu đèn flash. Tìm góc phù hợp nhất với ý định nhiếp ảnh của bạn

Thủ thuật: Không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn điều chỉnh góc của đèn flash



Cài đặt bằng máy ảnh


Cài đặt bằng đèn flash

Một chiếc đèn flash ngoài thực sự sẽ cho phép không chỉ điều chỉnh góc của đầu đèn flash, mà còn cho phép điều chỉnh góc của đèn flash (chiều rộng bao phủ của đèn). Điều chỉnh góc đèn flash sẽ giúp mở rộng phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh của bạn. Để thực cài đặt trên máy ảnh, chọn [Zoom] trong trình đơn [External flash function settings], và chọn một độ dài tiêu cự (góc ngắm). Để cài đặt bằng đèn flash, nhấn nút Zoom và chọn độ dài tiêu cự dùng nút +/-, sau đó xác nhận lựa chọn dùng nút SEL/SET. 

Phạm vi bao phủ tối ưu của đèn flash sẽ được chọn tự động cho khớp với ống kính được sử dụng khi chọn Auto trên máy ảnh (M của M Zoom sẽ không xuất hiện trên đèn flash). Đối với đèn Speedlite 320 EX và Speedlite 270 EX II, điều chỉnh được thực hiện trong hai giai đoạn bằng cách dùng tay kéo đầu đèn flash ra.
Những lens chân dung tuyệt vời cho máy crop

Những lens chân dung tuyệt vời cho máy crop

Hiện nay việc sở hữu một chiếc máy ảnh ống kính rời để chụp ảnh là một điều khá là đơn giản. Và trong đó cũng chia ra các phân khúc máy ảnh khác nhau và tùy vào điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà người dùng đầu tư cho mình một bộ gear hợp lý nhất với nhu cầu của mình.

Đối với dòng máy ảnh FullFrame với dòng máy Crop thì việc chọn ống kính chụp chân dung cũng là một việc khá đau đầu. Vì thế mình xin liệt kê một vài tiêu cự ống kính chụp chân dung đẹp mà giá cả hợp lý cả nhà cùng tham khảo nhé.


1, Lens tiêu cự 50mm ( 50mm F/1.8 hay 50F/1.4)

Đây là lens chân dung khẩu lớn với giá cả rất sinh viên, hầu như ai khi vào nghề cũng đã từng sử dụng qua lens huyền thoại này. Ưu điểm của lens này là khẩu lớn và chụp teen xóa phông rất tuyệt vời và chụp thiếu sáng rất tốt. Dĩ nhiên là khi chụp bạn muốn ảnh nét thì nên giảm xuống 1-2 stop xuống còn khoảng F/2 hay F/3.2, F/4…. để hình được nét. Tiêu cự của lens là 50mm khi gặp trên máy dòng Crop sẽ nhân với hệ số crop là khoảng 50×1.5 =75mm. Với tiêu cự này thì việc chụp ảnh trong nhà khá là khó khăn vì tiêu cự hơi dài. Lens này rất đáng có khi mà bạn chỉ sở hữu ống KIT. Với Canon có ống Canon EF 50mm F/1.8 STM, riêng Sony ngàm A có lens Minolta 50F/1.7 cũng tương tự.

2, Lens tiêu cự 85mm ( 85mm F/1.8)

Có thể nói đây là lens chụp chân dung kinh điển giá rẻ so với chất lượng. Giá nó không hề đắt nên việc sở hữu nó cũng không quá khó khăn. Với tiêu cự tele và khẩu độ mở lớn đến F/1.8 nên việc chụp chân dung xóa phông sẽ lung linh và việc chụp đêm vì thế cũng tuyệt vời. So với lens 50F/1.8 thì lens này xóa phông mờ mịt hơn vì cùng khẩu độ mở mà tiêu cự của lens dài hơn nên vì thế xóa phông cũng tốt hơn. Lens này phù hợp chụp chân dung, có thể chụp thể thao, phong cảnh đường phố hay kiến trúc cũng rất tốt. Hầu như khoảng tiêu cự này của hãng nào cũng cho ảnh rất nét và màu sắc rất đẹp, và phông nền cũng được xóa mù mịt. Nhược điểm của lens này là bị viền tím hoặc xanh, chỉ phù hợp với việc chụp ngoại cảnh hoặc trong nhà với không gian rộng vì 85mm nhân với hệ số crop của máy có thể lên tới 135mm nên để chụp chân dung toàn thân bạn có thể phải đứng khá xa. Thường thì Canon và Nikon là 85 F/1.8 nhưng với Sony ngàm A thì tiêu cự 85 nhưng khẩu độ tối đa chỉ 2.8 (85F/2.8).

3, Lens tiêu cự 35mm (35F/1.8 hay 35F/2 hoặc 35F/1.4)

Với tiêu cự này thì việc chụp chân dung sẽ không được xóa phông lung linh như lens 50mm hay 85mm nhưng bù lại đây là một ống kính đáng sử dụng. Vì sao mình lại nói thế, bởi vì là tiêu cự của nó. Lens này tiêu cự 35mm nên việc chụp chân dung ở trong nhà với không gian chật chội rất hợp lý với khẩu độ lớn nữa dĩ nhiên nó là lens phù hợp cho việc chụp Indoor. Không những thế lens này cũng chụp chân dung ngoài trời rất tuyệt vời nếu bạn không quan trọng yếu tố xóa phông mù tịt như lens 50mm và 85mm, nó không xóa phông mạnh nhưng bù lại lấy được góc rộng hơn và độ nét của nó cũng tuyệt vời. Lúc trước mình sử dụng lens 50mm với 70-200mm từ lúc mua lens 35mm này là mình luôn cắm nó trên máy luôn vì tính đa dụng của nó và một phần mình không quan trọng việc xóa phông nền cho lắm.

4, Lens đa dụng 55-250mm F/4-5.6 hay 55-200F/4-5.6

Ở khoảng tiêu cự này việc chụp chân dung từ góc rộng đến hẹp khá là tuyệt vời, nó khá đa dụng và giúp bạn đỡ phải zoom bằng chân. Nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi đó là khẩu độ mở tối đa của nó chỉ F/4 ở 55mm sao mà xóa phông mờ mịt được. Và câu trả lời đó là khi bạn zoom lên 250mm ở F/5.6 thì độ xóa phông rất mượt và nó rất tele. Vì sao mình nói thế ? Bởi vì bạn nên nhớ rằng việc xóa phông có 2 cách đó là xóa phông bằng khẩu độ và xóa phông bằng tiêu cự. Nếu ống kính nào kết hợp 2 yếu tố này thì quá tuyệt vời rồi. Lens tele thường xóa phông rất mượt, khi ở 250mm với khẩu độ F/5.6 thì nó xóa phông không kém gì lens 50F/1.8 đâu.



Vậy trong 4 lens kể trên thì lens nào tốt nhất và nên sử dụng lens nào?

Câu trả lời này khá là khó nói vì cái này tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng mình chỉ khuyên các bạn nếu chỉ chụp chân dung thì chỉ nên sử dụng 2 lens đó là 85F/1.8 + 35/F.18. Đây là combo rất tuyệt vời và bá đạo cho dòng máy Crop. Hiện giờ mình đã bán hết và chỉ giữ lại 2 lens này. Nguyên nhân bởi vì theo mình chân dung có 2 trường hợp là chụp ngoại cảnh và trong nhà. Khi ở ngoài trời chụp chân dung mình dùng 85/F1.8 cho thoải mái và khi chụp trong nhà mình sử dụng 35/F.18 để lấy góc rộng hơn. Đây là điều quá tuyệt vời. Còn đối với lens 50F/1.8 thì khi nhân hệ số crop lên thì khoảng tiêu cự này khá là lỡ cỡ khó chụp indoor lẫn outdoor, còn lens 55-250 thì khẩu độ nhỏ nên chụp sáng khó yếu vì thế combo 2 lens 35+85 cho dòng máy crop là một cặp ống kính phải nói là xuất sắc và tối ưu cho bạn.

Vừa rồi là bài viết Những lens chân dung tuyệt vời cho máy crop. Hi vọng sẽ giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công !!!


https://zshop.vn/blogs/nhung-lens-chan-dung-tuyet-voi-cho-may-crop.html

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Khi sử dụng chụp ảnh EOS M3 hay bất cứ dòng nào đi nữa, thì trên mỏi dòng máy điều có cách sử dụng và các chế độ khác nhau, để sự dụng tốt thì phải hiểu và vận dụng chính xác những chế độ trên máy đã hỗ trợ cộng thêm kinh nghiệm của bản thân mà có thể áp dụng một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẻ hướng dẩn thêm cho bạn kinh nghiệm sử dụng dòng máy ảnh Canon EOS M3 để chụp phong cảnh một cách tốt nhất.


Khi sử dụng EOS M3 ở ngoài trời, ánh nắng sáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của màn hình LCD phía sau. Sử dụng khung ngắm EVF gắn ngoài có thể giúp khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, các chức năng chẳng hạn như bánh xe bù phơi sáng vận hành giống như các chức năng của máy ảnh DSLR, nhờ đó cho phép bạn có thể chụp ảnh phong cảnh thực sự. Trong bài viết này, các bạn sẽ được hướng dẫn cách chụp cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dùng một số chức năng chuyên nghiệp của EOS M3.

Chụp cảnh một đồng hoa mênh mông với sự cân bằng tốt
Hiển thị khung lưới và lập bố cục dựa trên Quy Tắc Phần Ba

Khi bạn thấy một cánh đồng hoa cải dầu màu vàng bát ngát phía trước, bạn có thể lúng túng với cách chụp cảnh này. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn có thể thực hiện là chọn một bông hoa có cánh hoa đẹp trong số những bông hoa cao. Dùng bông hoa đó làm chủ đề chính, và đặt máy ảnh sao cho ánh nắng có vẻ chiếu từ một góc xiên. Cài đặt lưới trong thiết lập hiển thị thành [Grid 1 (Lưới 1)] và nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới trên màn hình LCD phía sau.



EOS M3/ EF-M22mm f/2.0 STM/22mm (tương đương 35mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/2, 1/4,000 giây, EV+0,3)/ ISO 200/WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Xem sản phẩm: Máy ảnh Canon EOS M3 + Kit EF-M 15-45MM F3.5-6.3 IS STM
Trong ảnh bên trên, chủ đề chính được đặt ở giao điểm của lưới để có được sự cân bằng tốt theo Quy Tắc Phần Ba. Giá trị khẩu độ được cài đặt thành mức tối đa là f/2 và khoảng cách lấy nét được duy trì ở mức tối thiểu là 15cm để có được sự biểu đạt mịn màng với hiệu ứng bokeh lớn.

[Cách thức chụp]
Tìm một bông hoa mọc cao trong luống hoa.
Lắp ống kính có khẩu độ lớn vào máy ảnh.
Hiển thị lưới 3×3, và sử dụng nó để xác định vị trí của các bông hoa cải dầu.
Đến gần đối tượng và chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính.

Cách hiển thị lưới



 

Ở [Shooting information display (Hiển thị thông tin chụp)] trong Shooting Tab 1 của màn hình trình đơn, cài đặt [Grid (Lưới)] thành [Grid 1 (Lưới 1)]. Nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới.


Đặt đối tượng chính ở giao điểm của lưới 3×3
Bạn có thể làm cho ảnh trông ổn định hơn bằng cách đặt những bông hoa cải dầu ở giao điểm của lưới 3×3.

Vị trí của đối tượng sẽ không chính xác nếu bạn không sử dụng lưới






Nếu bạn chụp không có lưới, đối tượng chính có thể được chụp ở vị trí không thích hợp, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ảnh.





 Ống kính được sử dụng EF-M22mm f/2.0 STM

Giảm mất chi tiết màu trắng và mất chi tiết vùng tối để làm nổi bật chi tiết
+ Cài đặt Auto Lighting Optimizer thành [Strong (Mạnh)]

Vì sự hình thành địa chất dạng đường hầm, có sự chênh lệch rất lớn về độ sáng trong hang. Do đó ở đây tôi sử dụng thiết lập Auto Lighting Optimizer, vì ảnh chụp trực tiếp sẽ dẫn đến mất chi tiết vùng sáng và vùng tối.

Tổng cộng có 4 thiết lập Automatic Lighting Optimizer: [Strong (Mạnh)], [Standard (Tiêu Chuẩn)], [Low (Thấp)] và [Disable (Vô Hiệu)]. Nếu bạn cài đặt nó thành [Strong (Mạnh)] trong tình huống này, gradient màu của cảnh sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.

Vì xuất hiện những thay đổi mạnh về ánh sáng trong nhiều cảnh khi chụp phong cảnh, nói chung bạn có thể cài đặt tính năng tối ưu hóa này thành [Standard (Tiêu Chuẩn)], và sau đó chọn mức tùy theo điều kiện ánh sáng. Chức năng tự động điều chỉnh độ sáng và độ tương phản này rất tiện.

EOS M3/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/11mm (tương đương 18mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/16, 1/10 giây, EV -1,7)/ISO 400 / WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Khi tôi bước vào hang, tôi lo về độ tương phản giữa ánh nắng chói chang và đường hầm. Gradient màu của hang và bề mặt nước được biểu đạt trung thực dùng Auto Lighting Optimizer để chỉnh độ sáng và độ tương phản, nhờ đó tạo ra một tấm ảnh tự nhiên.

[Cách thức chụp]
Quan sát ánh sáng trong hang và xác định độ tương phản có cao không.
Chụp với Auto Lighting Optimizer được cài đặt thành [Disable (Vô Hiệu)]
Thay đổi thiết lập này thành [Strong (Mạnh)] vì mặt biển có vẻ bị mất chi tiết.
Đảm bảo rằng độ tương phản được giảm trong ảnh chụp lại.

Xem thêm Cách cài đặt Auto Lighting Optimizer tại: https://zshop.vn/blogs/cac-ky-thuat-chup-anh-voi-eos-m3-phong-canh.html