Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Canon EOS M3 Kinh nghiệm chụp phong cảnh

Khi sử dụng chụp ảnh EOS M3 hay bất cứ dòng nào đi nữa, thì trên mỏi dòng máy điều có cách sử dụng và các chế độ khác nhau, để sự dụng tốt thì phải hiểu và vận dụng chính xác những chế độ trên máy đã hỗ trợ cộng thêm kinh nghiệm của bản thân mà có thể áp dụng một cách tốt nhất. Bài viết sau đây sẻ hướng dẩn thêm cho bạn kinh nghiệm sử dụng dòng máy ảnh Canon EOS M3 để chụp phong cảnh một cách tốt nhất.


Khi sử dụng EOS M3 ở ngoài trời, ánh nắng sáng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của màn hình LCD phía sau. Sử dụng khung ngắm EVF gắn ngoài có thể giúp khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, các chức năng chẳng hạn như bánh xe bù phơi sáng vận hành giống như các chức năng của máy ảnh DSLR, nhờ đó cho phép bạn có thể chụp ảnh phong cảnh thực sự. Trong bài viết này, các bạn sẽ được hướng dẫn cách chụp cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dùng một số chức năng chuyên nghiệp của EOS M3.

Chụp cảnh một đồng hoa mênh mông với sự cân bằng tốt
Hiển thị khung lưới và lập bố cục dựa trên Quy Tắc Phần Ba

Khi bạn thấy một cánh đồng hoa cải dầu màu vàng bát ngát phía trước, bạn có thể lúng túng với cách chụp cảnh này. Trong trường hợp này, việc đầu tiên bạn có thể thực hiện là chọn một bông hoa có cánh hoa đẹp trong số những bông hoa cao. Dùng bông hoa đó làm chủ đề chính, và đặt máy ảnh sao cho ánh nắng có vẻ chiếu từ một góc xiên. Cài đặt lưới trong thiết lập hiển thị thành [Grid 1 (Lưới 1)] và nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới trên màn hình LCD phía sau.



EOS M3/ EF-M22mm f/2.0 STM/22mm (tương đương 35mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/2, 1/4,000 giây, EV+0,3)/ ISO 200/WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Xem sản phẩm: Máy ảnh Canon EOS M3 + Kit EF-M 15-45MM F3.5-6.3 IS STM
Trong ảnh bên trên, chủ đề chính được đặt ở giao điểm của lưới để có được sự cân bằng tốt theo Quy Tắc Phần Ba. Giá trị khẩu độ được cài đặt thành mức tối đa là f/2 và khoảng cách lấy nét được duy trì ở mức tối thiểu là 15cm để có được sự biểu đạt mịn màng với hiệu ứng bokeh lớn.

[Cách thức chụp]
Tìm một bông hoa mọc cao trong luống hoa.
Lắp ống kính có khẩu độ lớn vào máy ảnh.
Hiển thị lưới 3×3, và sử dụng nó để xác định vị trí của các bông hoa cải dầu.
Đến gần đối tượng và chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất của ống kính.

Cách hiển thị lưới



 

Ở [Shooting information display (Hiển thị thông tin chụp)] trong Shooting Tab 1 của màn hình trình đơn, cài đặt [Grid (Lưới)] thành [Grid 1 (Lưới 1)]. Nhấn nút [INFO. (Thông Tin)] để hiển thị lưới.


Đặt đối tượng chính ở giao điểm của lưới 3×3
Bạn có thể làm cho ảnh trông ổn định hơn bằng cách đặt những bông hoa cải dầu ở giao điểm của lưới 3×3.

Vị trí của đối tượng sẽ không chính xác nếu bạn không sử dụng lưới






Nếu bạn chụp không có lưới, đối tượng chính có thể được chụp ở vị trí không thích hợp, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ảnh.





 Ống kính được sử dụng EF-M22mm f/2.0 STM

Giảm mất chi tiết màu trắng và mất chi tiết vùng tối để làm nổi bật chi tiết
+ Cài đặt Auto Lighting Optimizer thành [Strong (Mạnh)]

Vì sự hình thành địa chất dạng đường hầm, có sự chênh lệch rất lớn về độ sáng trong hang. Do đó ở đây tôi sử dụng thiết lập Auto Lighting Optimizer, vì ảnh chụp trực tiếp sẽ dẫn đến mất chi tiết vùng sáng và vùng tối.

Tổng cộng có 4 thiết lập Automatic Lighting Optimizer: [Strong (Mạnh)], [Standard (Tiêu Chuẩn)], [Low (Thấp)] và [Disable (Vô Hiệu)]. Nếu bạn cài đặt nó thành [Strong (Mạnh)] trong tình huống này, gradient màu của cảnh sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.

Vì xuất hiện những thay đổi mạnh về ánh sáng trong nhiều cảnh khi chụp phong cảnh, nói chung bạn có thể cài đặt tính năng tối ưu hóa này thành [Standard (Tiêu Chuẩn)], và sau đó chọn mức tùy theo điều kiện ánh sáng. Chức năng tự động điều chỉnh độ sáng và độ tương phản này rất tiện.

EOS M3/ EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM/11mm (tương đương 18mm)/ chế độ Aperture-priority AE (f/16, 1/10 giây, EV -1,7)/ISO 400 / WB: Sunlight/ Picture Style: Landscape

Khi tôi bước vào hang, tôi lo về độ tương phản giữa ánh nắng chói chang và đường hầm. Gradient màu của hang và bề mặt nước được biểu đạt trung thực dùng Auto Lighting Optimizer để chỉnh độ sáng và độ tương phản, nhờ đó tạo ra một tấm ảnh tự nhiên.

[Cách thức chụp]
Quan sát ánh sáng trong hang và xác định độ tương phản có cao không.
Chụp với Auto Lighting Optimizer được cài đặt thành [Disable (Vô Hiệu)]
Thay đổi thiết lập này thành [Strong (Mạnh)] vì mặt biển có vẻ bị mất chi tiết.
Đảm bảo rằng độ tương phản được giảm trong ảnh chụp lại.

Xem thêm Cách cài đặt Auto Lighting Optimizer tại: https://zshop.vn/blogs/cac-ky-thuat-chup-anh-voi-eos-m3-phong-canh.html

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Vài kinh nghiệm khi mua máy ảnh DSLR

Vài kinh nghiệm khi mua máy ảnh DSLR

Xu hướng người dùng chơi máy ảnh ngày một tăng và nhu cầu mua máy ảnh củng tăng theo nhưng để sở hữu một bộ máy ảnh DSLR cho riêng mình thì không hề đơn giản vì mức giá khá cao cộng thêm mục đích sử dụng của mỏi dòng máy ảnh củng khác nhau.

Vậy làm thế nào để sở hữu cho mình một bộ máy ảnh phù hợp mà kinh nghiệm lại không có nhiều? Bài viết sau đây sẻ mách bạn một số vấn đề cần lưu ý khi mua máy ảnh DSLR để bạn có thể yên tâm hơn cho sự lựa chọn của mình.



Máy chuyên dụng DSLR có hiệu năng tốt, nhiều tùy chỉnh cài đặt và chất lượng ảnh chụp vượt trội so với cả máy ảnh du lịch/phổ thông lẫn smartphone. Máy ảnh DSLR cũng cho phép bạn chuyển đổi ống kính một cách dễ dàng để chụp trong nhiều điều kiện khác nhau.

Trong khi máy ảnh không gương lật (CSC) cũng có thể chuyển đổi ống kính và chất lượng ảnh chụp đã tiến những bước dài trong thời gian gần đây, chất lượng của máy không gương nói chung vẫn còn kém so với máy DSLR.

Nếu như DSLR là lựa chọn nhiếp ảnh dành cho bạn, sau đây là những điểm cần lưu ý trước khi mua sắm.

Số “chấm” có đồng nghĩa với chất lượng ảnh chụp?

Không phải cứ model nào có cảm biến nhiều Megapixel hơn cũng đều cho chất lượng ảnh chụp tốt hơn. Tuy vậy, chụp ảnh bằng máy có cảm biến độ phân giải cao sẽ cho phép bạn thoải mái cắt ảnh và in khổ lớn hơn ảnh chụp bằng máy ít “chấm”.

Phần lớn các model máy ảnh hiện đại (và cả smartphone cao cấp) đều có độ phân giải trên 10 Megapixel. Con số này là quá thừa nếu bạn chỉ sử dụng máy ảnh để in ấn khổ nhỏ. Ảnh chụp 5 Megapixel là đủ sắc nét để in lên khung 20 x 25 cm. Ảnh 8 Megapixel là đủ sắc nét để in kích cỡ 28 x 36 cm. Bạn có thể in ảnh 10 Megapixel lên kích cỡ tối đa là 33 x 48 cm (mặc dù in độ lớn này sẽ khiến mất một lượng chi tiết nhỏ).

Hiện nay, máy ảnh DSLR Canon, Nikon, Fujifilm hay Sony... phần lớn đều có cảm biến độ phân giải 13 Megapixel trở lên. Ở độ phân giải này, bạn có thể in ảnh lên khung ảnh 33 x 48 cm, và thậm chí là lên khung 40 x 60 cm. Máy ảnh có cảm biến độ phân giải càng lớn thì càng dễ dàng zoom và chỉnh sửa trên Photoshop, song như đã nói ở trên, độ phân giải lớn không đảm bảo ảnh chụp sẽ có chất lượng tốt.

Ngoài ra, máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ tạo ra các file ảnh có kích cỡ lớn hơn, chiếm nhiều chỗ hơn trên thẻ nhớ và máy vi tính bạn dùng để lưu trữ. Ảnh chụp có độ phân giải quá lớn cũng có thể khiến tốc độ chụp liên tiếp chậm hơn (do bộ nhớ đệm sẽ bị lấp đầy quá nhanh).

Chú ý tới kích cỡ cảm biến

Các máy ảnh có cảm biến lớn hơn và ống kính (lens) chất lượng tốt hơn sẽ chụp ra ảnh đẹp hơn – bất kể là ở bao nhiêu “chấm”. Kích cỡ cảm biến và chất lượng ống kính là lý do vì sao DSLR có chất lượng ảnh chụp hoàn toàn vượt trội so với smartphone.

Nếu bạn không có điều kiện sử dụng thử các sản phẩm cần mua, hãy kiểm tra kích cỡ cảm biến của các mẫu DSLR này và so sánh thông số kích cỡ cảm biến với các sản phẩm cùng tầm giá.

Hai định dạng cảm biến có mặt trên thị trường hiện nay là CCD và CMOS, trong đó cảm biến CMOS được sử dụng rộng rãi hơn nhờ có chất lượng gần bằng CCD song lại tiết kiệm pin hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới các thuật ngữ về kích cỡ cảm biến như APS-C và full-frame, trong đó full-frame là loại cảm biến lớn nhất có mặt trên các mẫu DSLR được sản xuất hàng loạt.

Cuối cùng, hãy lưu ý rằng ngay cả các sản phẩm cỡ nhỏ như Sony RX1 và RX1R cũng đã được trang bị cảm biến full-frame với chất lượng ảnh chụp rất tốt. Do đó, nếu yếu tố kích cỡ là tối quan trọng với bạn, hãy cân nhắc tới các sản phẩm này.

Chỉ mua thân máy?


Phần lớn các mẫu DSLR có mặt trên thị trường đều có tùy chọn chỉ mua thân máy. Bạn sẽ phải mua thêm một ống kính (lens) rời để sử dụng DSLR. Một số model khác, đặc biệt là các dòng máy cấp thấp, được bán kèm với một ống kính đa-mục-đích cho chất lượng ảnh chụp khá ổn.

Tuy vậy, các ống kính được bán kèm thân máy thường có tốc độ khá chậm, do đó bạn sẽ không thể chụp được ảnh chuyển động trong điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash. Nếu thường xuyên chụp trong nhà, bạn nên cân nhắc đầu tư mua ống kính có tốc độ nhanh hơn.

Lựa chọn ống kính


Nếu bạn xác định được sẽ mua DSLR để phục vụ cho mục đích gì (chụp tele, chụp macro, hoặc chụp sử dụng hiệu ứng, ví dụ như mắt cá), hãy cân nhắc về các mẫu ống kính tương thích với dòng máy mà bạn đang cân nhắc.

Nếu thấy ống kính đi kèm thân máy không hữu dụng, bạn nên chọn chỉ mua thân máy và đầu tư vào các mẫu ống kính mà bạn muốn mua. Khi mua ống kính, bạn cần cân nhắc tới các yếu tố như: chụp xa hay chụp gần, bạn cần chụp chuyển động tốc độ cao và chụp trong điều kiện thiếu sáng (đòi hỏi khẩu độ cao) hay không, yêu cầu về kích cỡ và cân nặng là gì, có hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh hay không…

Với nhiều người, lựa chọn ống kính còn quan trọng hơn lựa chọn thân máy. Do đó, mua ống kính dựa trên… sở thích hoặc thiết kế cũng là một lựa chọn hợp lý, bởi bạn càng yêu quí bộ đồ nghề của mình thì sẽ càng có cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ hơn.

  • Ổn định hình ảnh
  • Ống ngắm
  • Đèn flash
  • Tự động lấy nét (AF)
  • Kích cỡ
  • Bộ thổi bụi bên trong thân máy
  • Định dạng file
  • Chế độ chụp liên tục
  • Nhận diện khuôn mặt
  • Bộ nhớ
  • Quay video
  • Pin
  • Giao diện
  • Giá bán
Xem chi tiết các mục còn lại tại site: https://zshop.vn/blogs/kinh-nghiem-chuan-khi-chon-mua-may-anh-dslr.html