Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Vài kinh nghiệm khi mua máy ảnh DSLR

Xu hướng người dùng chơi máy ảnh ngày một tăng và nhu cầu mua máy ảnh củng tăng theo nhưng để sở hữu một bộ máy ảnh DSLR cho riêng mình thì không hề đơn giản vì mức giá khá cao cộng thêm mục đích sử dụng của mỏi dòng máy ảnh củng khác nhau.

Vậy làm thế nào để sở hữu cho mình một bộ máy ảnh phù hợp mà kinh nghiệm lại không có nhiều? Bài viết sau đây sẻ mách bạn một số vấn đề cần lưu ý khi mua máy ảnh DSLR để bạn có thể yên tâm hơn cho sự lựa chọn của mình.



Máy chuyên dụng DSLR có hiệu năng tốt, nhiều tùy chỉnh cài đặt và chất lượng ảnh chụp vượt trội so với cả máy ảnh du lịch/phổ thông lẫn smartphone. Máy ảnh DSLR cũng cho phép bạn chuyển đổi ống kính một cách dễ dàng để chụp trong nhiều điều kiện khác nhau.

Trong khi máy ảnh không gương lật (CSC) cũng có thể chuyển đổi ống kính và chất lượng ảnh chụp đã tiến những bước dài trong thời gian gần đây, chất lượng của máy không gương nói chung vẫn còn kém so với máy DSLR.

Nếu như DSLR là lựa chọn nhiếp ảnh dành cho bạn, sau đây là những điểm cần lưu ý trước khi mua sắm.

Số “chấm” có đồng nghĩa với chất lượng ảnh chụp?

Không phải cứ model nào có cảm biến nhiều Megapixel hơn cũng đều cho chất lượng ảnh chụp tốt hơn. Tuy vậy, chụp ảnh bằng máy có cảm biến độ phân giải cao sẽ cho phép bạn thoải mái cắt ảnh và in khổ lớn hơn ảnh chụp bằng máy ít “chấm”.

Phần lớn các model máy ảnh hiện đại (và cả smartphone cao cấp) đều có độ phân giải trên 10 Megapixel. Con số này là quá thừa nếu bạn chỉ sử dụng máy ảnh để in ấn khổ nhỏ. Ảnh chụp 5 Megapixel là đủ sắc nét để in lên khung 20 x 25 cm. Ảnh 8 Megapixel là đủ sắc nét để in kích cỡ 28 x 36 cm. Bạn có thể in ảnh 10 Megapixel lên kích cỡ tối đa là 33 x 48 cm (mặc dù in độ lớn này sẽ khiến mất một lượng chi tiết nhỏ).

Hiện nay, máy ảnh DSLR Canon, Nikon, Fujifilm hay Sony... phần lớn đều có cảm biến độ phân giải 13 Megapixel trở lên. Ở độ phân giải này, bạn có thể in ảnh lên khung ảnh 33 x 48 cm, và thậm chí là lên khung 40 x 60 cm. Máy ảnh có cảm biến độ phân giải càng lớn thì càng dễ dàng zoom và chỉnh sửa trên Photoshop, song như đã nói ở trên, độ phân giải lớn không đảm bảo ảnh chụp sẽ có chất lượng tốt.

Ngoài ra, máy ảnh có độ phân giải lớn sẽ tạo ra các file ảnh có kích cỡ lớn hơn, chiếm nhiều chỗ hơn trên thẻ nhớ và máy vi tính bạn dùng để lưu trữ. Ảnh chụp có độ phân giải quá lớn cũng có thể khiến tốc độ chụp liên tiếp chậm hơn (do bộ nhớ đệm sẽ bị lấp đầy quá nhanh).

Chú ý tới kích cỡ cảm biến

Các máy ảnh có cảm biến lớn hơn và ống kính (lens) chất lượng tốt hơn sẽ chụp ra ảnh đẹp hơn – bất kể là ở bao nhiêu “chấm”. Kích cỡ cảm biến và chất lượng ống kính là lý do vì sao DSLR có chất lượng ảnh chụp hoàn toàn vượt trội so với smartphone.

Nếu bạn không có điều kiện sử dụng thử các sản phẩm cần mua, hãy kiểm tra kích cỡ cảm biến của các mẫu DSLR này và so sánh thông số kích cỡ cảm biến với các sản phẩm cùng tầm giá.

Hai định dạng cảm biến có mặt trên thị trường hiện nay là CCD và CMOS, trong đó cảm biến CMOS được sử dụng rộng rãi hơn nhờ có chất lượng gần bằng CCD song lại tiết kiệm pin hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới các thuật ngữ về kích cỡ cảm biến như APS-C và full-frame, trong đó full-frame là loại cảm biến lớn nhất có mặt trên các mẫu DSLR được sản xuất hàng loạt.

Cuối cùng, hãy lưu ý rằng ngay cả các sản phẩm cỡ nhỏ như Sony RX1 và RX1R cũng đã được trang bị cảm biến full-frame với chất lượng ảnh chụp rất tốt. Do đó, nếu yếu tố kích cỡ là tối quan trọng với bạn, hãy cân nhắc tới các sản phẩm này.

Chỉ mua thân máy?


Phần lớn các mẫu DSLR có mặt trên thị trường đều có tùy chọn chỉ mua thân máy. Bạn sẽ phải mua thêm một ống kính (lens) rời để sử dụng DSLR. Một số model khác, đặc biệt là các dòng máy cấp thấp, được bán kèm với một ống kính đa-mục-đích cho chất lượng ảnh chụp khá ổn.

Tuy vậy, các ống kính được bán kèm thân máy thường có tốc độ khá chậm, do đó bạn sẽ không thể chụp được ảnh chuyển động trong điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash. Nếu thường xuyên chụp trong nhà, bạn nên cân nhắc đầu tư mua ống kính có tốc độ nhanh hơn.

Lựa chọn ống kính


Nếu bạn xác định được sẽ mua DSLR để phục vụ cho mục đích gì (chụp tele, chụp macro, hoặc chụp sử dụng hiệu ứng, ví dụ như mắt cá), hãy cân nhắc về các mẫu ống kính tương thích với dòng máy mà bạn đang cân nhắc.

Nếu thấy ống kính đi kèm thân máy không hữu dụng, bạn nên chọn chỉ mua thân máy và đầu tư vào các mẫu ống kính mà bạn muốn mua. Khi mua ống kính, bạn cần cân nhắc tới các yếu tố như: chụp xa hay chụp gần, bạn cần chụp chuyển động tốc độ cao và chụp trong điều kiện thiếu sáng (đòi hỏi khẩu độ cao) hay không, yêu cầu về kích cỡ và cân nặng là gì, có hỗ trợ tính năng ổn định hình ảnh hay không…

Với nhiều người, lựa chọn ống kính còn quan trọng hơn lựa chọn thân máy. Do đó, mua ống kính dựa trên… sở thích hoặc thiết kế cũng là một lựa chọn hợp lý, bởi bạn càng yêu quí bộ đồ nghề của mình thì sẽ càng có cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ hơn.

  • Ổn định hình ảnh
  • Ống ngắm
  • Đèn flash
  • Tự động lấy nét (AF)
  • Kích cỡ
  • Bộ thổi bụi bên trong thân máy
  • Định dạng file
  • Chế độ chụp liên tục
  • Nhận diện khuôn mặt
  • Bộ nhớ
  • Quay video
  • Pin
  • Giao diện
  • Giá bán
Xem chi tiết các mục còn lại tại site: https://zshop.vn/blogs/kinh-nghiem-chuan-khi-chon-mua-may-anh-dslr.html

SHARE THIS

Author:

0 nhận xét: