Hiển thị các bài đăng có nhãn khẩu độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khẩu độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Kỹ thuật điều chỉnh tốc độ chậm khi chụp ảnh bằng tay

Kỹ thuật điều chỉnh tốc độ chậm khi chụp ảnh bằng tay

Chụp ảnh tưởng chừng như đơn giản đối với nhiều ngươi nhưng nó lại là một bộ môn nghệ thuật đồi hỏi người chơi phải biết nhiều kỹ thuật và phải áp dụng đúng thời điểm chụp để cho ra những bức ảnh đẹp nhất, Kỹ thuật chụp chậm củng là một trong những số đó, Vậy làm thế nào để chụp vơi tốc độ chậm nhưng lại có thể cho ra một bức ảnh sắc nét nhất ?

Một vài Quy tắc cần lưu ý khi chụp chậm

Quy tắc chung: Khi chụp ảnh và giữ máy ảnh bằng tay, không sử dụng tốc độ chụp chậm hơn tiêu cự ống kính.

Ví dụ: Nếu bạn chụp với ống kính 50mm, sử dụng tốc độ chụp 1/50s hay nhanh hơn (1/80, 1/100…)

Tuy nhiên: Hệ số cúp nhỏ (Crop Factor), ổn định hình ảnh (IS – Image Stabilization), và Tiêu cự tối đa sẽ phá vỡ quy luật trên. Lúc này, hãy sử dụng Infographic.

Nhiếp ảnh gia thường muốn sử dụng tốc độ chụp chậm nhất có thể trong khi vẫn đạt được độ sắc nét nhất khi cầm tay. Câu trả lời cho “Tốc độ chậm nhất có thể khi chụp ảnh ?” khi chụp cầm tay rất quan trọng vì không khó để nhận thấy ngay trong hàng ngàn bức ảnh bị phá hỏng.
Mỗi nhiếp ảnh gia có những hàng ngàn bức ảnh bị mờ cho đến khi biết được giới hạn của tốc độ màn trập. 

Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tìm ra tốc độ chụp phù hợp.
Nhưng nếu bạn chỉ cần tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi này, hãy xem Infographic bên dưới.




Trong Infographic trên:
“TỆ” (màu đỏ) là nơi độ sắc nét không đủ tốt để xuất bản hầu hết các bức ảnh.
“TỐT” (màu cam) là độ sắc nét ít nhất 75% của bức ảnh.
“RẤT TỐT” (màu xanh lá) nghĩa là hầu như tất cả các bức ảnh trở nên sắc nét và độ rõ nét cao hơn so với bất kỳ loại khác.
Tuy ảnh, bức ảnh của bạn sẽ thay đổi chút ít tùy thuộc vào cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh của bạn.

- Quy tắc của Chiều dài tiêu cự và tốc độ chụp
- Tại sao tiêu cự và tốc độ chụp liên quan nhau?
- Hệ số Crop ảnh hưởng đến tốc độ chụp như thế nào?

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Tìm hiều về khẩu độ của ống kính

Tìm hiều về khẩu độ của ống kính

Khi nhắc đến Ống kính thì không thể nào bỏ qua yếu tố quan trọng đó là khẩu độ trên ống kính, hiểu được khẩu độ của ống kính giúp ta có thể điều chỉnh chính xác các điểm ảnh theo ý muốn, để cho ra những tác phẩm đẹp và trung thực nhất. Giờ chúng ta sẻ tìm hiểu kỹ hơn về khẩu độ trên chiếc ống kính nhá


Tìm hiểu khẩu độ ống kính



Trong quá trình tìm hiểu về ống kính máy ảnh, người dùng có thể nhận thấy những chiếc lá nhỏ được xếp theo một trật tự nhất định, thì cái đó ta gọi là khẩu độ. Mặt khác, dù chỉ là những chiếc là mang kích thước bé nhưng người dùng không thể chối cái tầm quan trọng của nó đến quyết định chất lượng hình ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể hiểu khẩu độ của ống kính chính là khả năng tính toán sự mở để đối tượng ta muốn chụp có thể tiếp cận cảm biến ảnh.


Quy luật là nếu ta muốn ánh sáng từ đối tượng ta cần chụp vào nhiều thì người dùng phải mở rộng khẩu độ lớn dần ra. Một vài khẩu độ được người dùng sử dụng vô cùng phổ biến có thể kể đến như sau: 1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 – 3.5 ….11 – 16 – 22…


Hình ảnh liên quan mật thiết thế nào đến khẩu độ
Độ sáng của hình: Nếu người dùng muốn lượng ánh sáng tiếp cận cảm biến càng nhiều thì ta cần phải chủ động nới to khẩu độ cho máy ảnh ra.

Độ sâu của ảnh: Nhắc đến độ sâu của ảnh là sự liên kết vô cùng chặc chẻ với khẩu độ của chiếc ảnh. Nếu người dùng muốn nhấn mạnh đối tượng chủ thể của bức ảnh về độ sâu thì người dùng cần phải tùy chỉnh sao cho khẩu độ thật nhỏ.
Trong quá trình chụp ảnh, người dùng có thể chủ động căn chỉnh việc giữ và bắt nét bằng việc tăng hay giảm khẩu độ.

Nguyên tắc đặc biệt về khẩu độ mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng máy ảnh đó là khi ta tăng khẩu độ càng cao dần thì đồng nghĩa với việc đối tượng ở nền trước sẽ sắc nét và có chiều sâu hơn. Còn về phần hậu cảnh và nền sau sẽ bị mờ dần. Khi người dùng có nhu cầu nhấn mạnh đối tượng chủ thể ở cả hai nền trước và nền sau thì người dùng có thể giảm khẩu độ xuống dần. 

Trong quá trình sử dụng, thiết nghĩ người dùng không nên tăng khẩu độ quá lớn vì như thế hậu cảnh sẽ rất dễ bị nhòe, thậm chí người dùng sẽ cảm thấy vô cùng nhứt mắt với những hiệu ứng đó. Khi chúng ta có muốn sử dụng để chụp ảnh phong cảnh, thì người dùng phải giảm khẩu độ. Việc nhấn mạnh tăng khẩu độ của ống kính mức tối đa có ý nghĩa thể hiện độ sáng lúc ta mở hết khẩu độ, khi khẩu độ nhỏ thì việc chụp ảnh ở những nơi thiếu sáng sẽ dễ dàng hơn.



Tóm lại, tùy chọn khẩu độ ống kính máy ảnh là sự điều chỉnh chất lượng hình ảnh sao cho đối tượng ta muốn chụp được thể hiện rỏ ràng nhất. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định thể loại ta chụp ảnh là ảnh chân dung hay chụp ảnh phong cảnh. Hy vọng bài viết này đã ít nhiều giúp giải đáp mọi thắc mắc của người dùng về khẩu độ của ống kính để từ đó có sự căn chỉnh sao cho ra đời những bức ảnh đẹp nhất.