Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tìm hiểu cách chọn ống kính máy ảnh

Lựa chọn một chiếc ống kính như thế nào cho phù hợp hay bạn đang phân vân khi lựa chọn mua 1 chiếc ống kính cũ nhưng không biết chất lượng nó như thế nào ? lựa chọn được một ống kính tốt và phù hợp cho chiếc máy ảnh của bạn là việc cự kỳ quan trọng nó quyết định đến chất lượng hình ảnh sản phẩm bạn đã chụp... Bài viết sau đây chia sẻ lại một số thông tin cần thiết cho bạn để bạn yên tâm hơn khi lựa chọn 1 chiếc ống kính cho phù hợp. 






Tác dụng của ống kính máy ảnh là gì?




Các tia sáng trước khi được rọi chiếu lên kính ngắm, bề mặt tấm phim của máy chụp phim hoặc bề mặt cảm biến để tạo thành hình ảnh, thì nó phải đi qua ống kính. Lượng sáng và chất lượng các tia sáng đi qua ống kính sẽ quyết định chất lượng hình ảnh được tạo thành, hay nói cách khác chất lượng của ống kính quyết định chất lượng hình ảnh. Qua đó có thể nhận thấy ống kính máy ảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trinh cho ra đời tấm ảnh. Đó là nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình xử lý hình ảnh.

Cách chọn ống kính máy ảnh

Làm thế nào để chọn được ống kính máy ảnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân người sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Vì chỉ khi phù hợp với nhu cầu thì ta mới có thể biến những bức ảnh mình chụp thể hiện đúng tinh thần những gì ta mong muốn thể hiện nó. Để chọn được một ống kính máy ảnh không phải là điều đơn giản giữa một rừng các ống kính máy ảnh với các thương hiệu khác nhau trên thị trường như ống kính Canon, ống kính Nikon, ống kính Fujifilm… Để làm được việc này, thiết nghĩ chúng ta cần nắm rõ có các loại ống kính máy ảnh nào và đặc điểm của loại đó ra sao? Cùng bắt tay đi tìm hiểu nhé.


Ống kính trung bình (normal):
Là ống có độ dài tiêu cự tương đương đường chéo khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh dùng ống kính này. Chẳng hạn máy ảnh phim 35mm, kích thước khung phim là 24mm x 36mm có đường chéo là 43mm thì tiêu cự trung bình là từ 45mm – 55mm. Nhiều người bảo ống có tiêu cự tầm trung này tương đương góc nhìn của mắt người, phù hợp với nhiều tình huống chụp. Mình thích cách phân biệt trên hơn.

* Đặc tính của ống kính trung bình:

  • Góc thu hình khoảng 45°, xấp xỉ góc nhìn phối cảnh như mắt người.
  • Chủ đề giữ đúng tỷ lệ, không bị biến dạng.
  • Đa dụng trong nhiều hoàn cảnh chụp.
  • Ống kính Nikon 50mm f/1.4 AF


Ống kính góc rộng (wide-angle):
Là ống kính có tiêu cự ngắn hơn và dĩ nhiên góc thu hình rộng hơn ống kính 35mm đối với máy ảnh DSLR Full-Frame. Nói về cái ống 35mm được nhiều người chụp ảnh chuyên nghiệp “xem” là ống tiêu chuẩn (normal) nhưng bản chất nó là ống wide. Loai ống góc rộng này sử dụng trong ảnh đại cảnh, kiến trúc… và đắc dụng khi ghi hình ở hoàn cảnh bị hạn chế góc chật, hoặc người dùng muốn có hiệu ứng góc rộng (chúng ta sẽ bàn đến vào bài sau). Với loại ống góc rộng, chỉ cần thay đổi nhỏ trong góc chụp (vị trí đặt máy) có thể làm một khung ảnh bình thường trở nên độc đáo và ngược lại.

* Đặc tính của ống kính góc rộng:

  • Góc thu hình từ 60° – 180°
  • Vùng ảnh rõ (dof) rất sâu
  • Tăng sự nổi bật của chủ đề ở gần trong phối cảnh rộng, ống càng có tiêu cự ngắn, hiệu ứng này càng tăng. Tỷ lệ gần xa rất mạnh tạo tương quan tiền cảnh hậu cảnh độc đáo nếu dùng đúng cách.
  • Đường chéo là phần mạnh nhất trong tầm nhìn góc rộng, kéo hướng nhìn về hộ tụ rất xa. chẳng hạn con hẻm cụt có thể như một ngõ sâu hun hút.
  • Hạn chế các chủ đề hình dạng tròn, mặt người ở gần góc và cạnh khung dễ bị biến dạng.



Ống kính télé ( ống kính tiêu cự dài, ống kính tầm xa):
Là ống kính có độ dài tiêu cự lớn hơn tiêu cự của ống kính normal. Loại ống này cho ta góc nhìn hẹp đến rất hẹp, tức là khuếch đại rất lớn các thành phần nhỏ của chủ đề trong khung ảnh. Vì vậy, ống tele hữu dụng khi cần lấy chi tiết một chủ đề mà ta không thể tiếp cận. Ống có tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn và khoảng ảnh rõ càng mỏng. Phối cảnh chụp bởi ống kính tele có hiệu ứng “mỏng/ dẹt”, các mặt phẳng trong khung sát lại với nhau, có thể tạo bố cục độc đáo nhưng cũng tạo đối tượng ở xa to hơn bình thường như mặt trăng/ mặt trời.

* Đặc tính của ống kính télé:

  • Độ khuếch đại lớn
  • Vùng ảnh rõ mỏng, tách chủ đề với hậu cảnh (xoá phông)
  • Tiêu cự càng lớn, phối cảnh bị dồn ép lại, chiều sâu ảnh giảm
  • Dài và nặng hơn các loại khác



Ống kính Canon 800mm f/5.6 Fixed Super Telephoto IS USM

Ống kính zoom (đa tiêu cự):
Là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm).
* Đặc tính của ống kính zoom:
Cơ động của nhiều tiêu cự.
Có thể chụp zoom in / zoom out
Phù hợp với nhiều hoàn cảnh cần phản ứng nhanh

Ống kính đặc biệt: Ống kính macro và ống kính Fisheye
Các loại ống kính thông thường có khoảng cách lấy nét tối thiểu xấp xỉ gấp 10 lần độ dài tiêu cự. Chẳng hạn ống kính 50mm thì khoảng cách lấy nét gần nhất có thể là 50cm. Nên loại ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự được thiết kế đặc biệt để có thể lấy nét cực gần và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần. Ống macro thường có tỷ lệ phóng đại 1:1 tức là kích thước vật thể bao nhiêu trong thực tế thì trên bề mặt phim hay cảm biến ảnh cũng có kích thước như vậy.

  • Ống kính Macro Nikon 200mm f/4
  • Ống macro thường được dùng để chụp các loại côn trùng, bò sát, hoa lá nhỏ, các chi tiết nhỏ phục vụ nghiên cứu. Người ta còn gắn thêm các ống nối (tube) để tăng độ khuếch đại, thậm chí gắn qua hệ thống ống nối đặc biệt ống macro với kính hiển vi để chụp vi trùng.


Tóm lại, ống kính máy ảnh là một bộ phận mang tính quyết định tối cao đến chất lượng hình ảnh. Việc chọn cho mình một ống kính máy ảnh suy cho cùng không hề đơn giản tí nào. Vì vậy, người dùng cần phải tìm hiểu và nắm thật rõ cách sử dụng của các loại ống kính máy ảnh. Hy vọng bài viết này đã phần nào giải thích cũng như phân tích về việc tìm hiểu cách sử dụng ống kính máy ảnh.

Nguồn: https://zshop.vn/blogs/tim-hieu-cach-chon-ong-kinh-may-anh.html

SHARE THIS

Author:

0 nhận xét: